nhiên, khu vực miền núi Thanh Hoá vẫn đang là một khu vực gặp nhiều khó khăn, có 7/11 huyện nằm trong nhóm huyện nghèo nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nói riêng chuyển dịch còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của vùng.
1.2.2. Những thành tựu, hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế ngành kinh tế ngành
1.2.2.1.Những thành tựu đã đạt được
Một là, các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của vùng đã có sự phát triển đúng hướng, phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung, của tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Tốc độ phát triển kinh tế (GDP) năm 2006 - 2010 ước đạt 13,5%. Nhịp độ phát triển kinh tế hàng năm tăng bình quân 15%. Cơ cấu kinh tế ngành đã có sự chuyển dịch đúng hướng. Sự chuyển dịch đó biểu hiện trên các góc độ sau:
* Chuyển dịch giữa các ngành
Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành được thể hiện trên hai nội dung: chuyển dịch cơ cấu giá trị và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành.
Chuyển dịch cơ cấu giá trị
Theo số liệu biểu 1.1 cho thấy: Giá trị tuyệt đối của ngành nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010 liên tục tăng. Năm 2006 là 830,7 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 1288,5 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 9,0%. Giá trị tuyệt đối của ngành công nghiệp từ 394,0 tỷ đồng, tăng lên 1063,1tỷ đồng vào năm 2011, tốc độ tăng bình quân đạt 26,3%. Giá trị tuyệt đối của ngành dịch vụ tăng từ 438,7 tỷ đồng năm 2006 lên 1012,8 tỷ đồng vào năm 2011, tốc độ tăng bình quân 15,1%. Năm 2011 tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 38,3%; công nghiệp - xây dựng 31,6%, dịch vụ 30,1%. Từ phân tích trên cho thấy, mặc dù tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn cao hơn ngành công nghiệp và dịch vụ, song nhìn chung cơ cấu kinh tế ngành của vùng đã có sự chuyển đổi phù hợp. Xét về giá trị tuyệt đối, tất cả các ngành đều tăng song, tốc độ tăng của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh hơn ngành nông nghiệp.
Biểu 1.1. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT PHÂN THEO NGÀNH KHU VỰC MIỀN NÚI THANH HOÁ
Đơn vị tính: Tỷ đồng NĂM TỔNG SỐ CHIA RA NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIÊP DỊCH VỤ 2006 1663,4 830,7 394,0 438,7
2007 1900 903,0 474,7 522,32008 2175,1 981,6 579,0 614,5 2008 2175,1 981,6 579,0 614,5 2009 2516,4 1078,7 706,1 731,6 2010 2894,4 1172,5 861,1 860,8 2011 3364,4 1288,5 1063,1 1012,8 Nguồn: [6]
Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành
Như trên đã đề cập, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành được thể hiện ở chuyển dịch cơ cấu giá trị và cơ cấu lao động. Trong những năm vừa qua, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu lao động giữa các ngành này trong khu vực cũng có sự chuyển dịch nhất định. Mặc dù số lượng lao động tuyệt đối của ngành nông nghiệp vẫn cao hơn nhiều so với ngành công nghiệp cũng như ngành dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ tăng về số lượng lao động của ngành công nghiệp và của ngành dịch vụ nhanh hơn tốc độ tăng lao động của ngành nông nghiệp.
Theo số liệu biểu 1.2 cho thấy: Từ năm 2005 đến năm 2010, tốc độ tăng bình quân về số lượng lao động của ngành nông nghiệp là 1,7%, ngành công nghiệp là 3,4% và ngành dịch vụ là 4,7%. Sự chuyển dịch đó được thể hiện rõ hơn trong tỷ trọng lao động của các ngành trong tổng số lao động của vùng. Nếu như lao động trong nông nghiệp năm 2005 chiếm 80% thì năm 2011 giảm còn 78%, tương ứng cùng thời kỳ, lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 10% lên 10,6%, lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 9,1% lên 11,0%.
Biểu 1.2. LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ KHU VỰC MIỀN NÚI THANH HOÁ
Đơn vị tính: Nghìn người
NĂM TỔNG SỐ
CHIA RA Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 530,6 429,0 53,1 48,5 2006 541,5 436,5 55,1 49,9 2007 553,7 444,1 57,1 52,5
2008 569,1 452,3 59,2 57,6
2009 583,9 460,2 61,4 62,3
2010 595,4 468,0 62,6 64,8
2011 607,6 475,9 64,7 67,0
Nguồn [42]
Đồng thời với sự chuyển dịch số lượng lao động giữa các ngành, trình độ người lao động của có sự chuyển dịch đáng kể. Lao động giản đơn có xu hướng giảm dần, lao động qua đào tạo có tay nghề cao được nâng lên. Bước đầu các trung tâm đào tạo nghề tại các huyện và trường trung cấp nghề miền núi Thanh Hoá tại Ngọc Lặc đang phát huy tốt vai trò, đủ sức đảm đương đào tạo lao động cung cấp cho các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương, sẵn sàng cung cấp lao động cho các khu vực khác trong vùng.
* Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành
Chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp
Trong những năm vừa qua, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp khu vực miền núi Thanh Hoá diễn ra tương đối rõ nét. Điều đó được thể hiện trước hết trong cơ cấu giá trị của các phân ngành. Theo số liệu biểu 1.3 cho thấy: Từ năm 2005 đến năm 2010, giá trị tuyệt đối của các phân ngành: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ đều tăng. Trong đó, đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ ngành trồng trọt sang ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Nếu như năm 2005 giá trị của phân ngành trồng trọt là 3411,1 tỷ đồng chiếm 72,2%, năm 2010 tăng lên 3808,3 tỷ đồng chiếm 69,9% (giảm 2,3%). Trong cùng thời kỳ, giá trị của phân ngành chăn nuôi là 1219,4 tỷ đồng, chiếm 25,8% của toàn ngành, năm 2010 tăng lên 1454,3 tỷ đồng, chiếm 26,7% giá trị toàn ngành (tăng 0,89%).
Biểu 1.3. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ SO SÁNH PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: Tỷ đồng NĂM TỔNG SỐ CHIA RA TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI DỊCH VỤ 2005 4.720,3 3.411,1 1.219,4 89,8 2006 5.100,3 3.661,0 1.303,5 135,8
2007 5.183,0 3.699,3 1.343,9 139,8
2008 5.300,5 3.858,6 1.297,3 144,6
2009 5.411,4 3768,4 1.302,4 155,5
2010 5.441,9 3808,3 1454,3 179,3
Nguồn [6]
Bước đầu hình thành các trang trại nuôi trồng tập trung, đến năm 2010 toàn vùng đã có 1.434 trang trại (Phụ lục 5). Cùng với việc hình thành các trang trại, các vùng cây nguyên liệu, tập trung thâm canh, tăng năng suất, đáp ứng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến cũng được hình thành như vùng nguyên liệu mía: Đến năm 2010 diện tích cây mía đạt 21.484 ha (Phụ lục 7), cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy đường, trong đó: Vùng mía Lam Sơn (tập trung ở các huyện Ngọc Lặc, Thường Xuân): 8.800 ha, sản lượng 524.000 tấn; Vùng mía phía Bắc (tập trung ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ): 8.600 ha, sản lượng 482.000 tấn; Vùng mía Tây - Nam (tập trung ở các huyện Như Xuân, Như Thanh): 4.084 ha, sản lượng 295.000 tấn.
Cùng với phát triển vùng nguyên liệu mía đường, diện tích cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày cùng được phát triển như: Cây cao su, đến năm 2010 diện tích toàn khu vực đạt 23.483 ha, trong đó diện tích cao su trồng mới là 9.588 ha (Phụ lục 8), tập trung ở các huyện Như Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ. Sản lượng mủ khô năm 2010 đạt 6.718 tấn (Phụ lục 9). Hình thành vùng cao su tập trung, cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến mủ cao su Cẩm Thuỷ và Như Xuân. Cây sắn diện tích hiện nay đạt 13.804 ha, sản lượng 159.085 tấn. Cây dứa diện tích hiện nay là 1.000 ha, sản lượng 25.000 - 30.000 tấn. Cây lạc năm 2010 có diện tích 2.403 ha, sản lượng 4.005 tấn.
Chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp
Mặc dù là vùng núi, trình độ phát triển còn thấp hơn nhiều khu vực miền xuôi. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng có bước chuyển biến theo hứng tích cực, bước đầu hình thành các ngành công nghiệp như:
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản:
Trên cơ sở giữ vững công xuất của các cơ sở hiện có: Công ty mía đường Lam Sơn, công ty mía đường Việt - Đài, một số cơ sở chế biến nông sản có công nghệ cao đã được xây dựng như: dây chuyền chế biến nước dứa cô đặc thuộc nhà máy chế biến dứa Như Thanh. Xây dựng mới nhà máy chế biến mủ cao su công suất 3.000 tấn mủ khô/năm; nhà máy ván sàn từ luồng ở Thường Xuân 100.000m2/năm. Phát triển các cơ sở chế biến nông sản phục vụ trực tiếp cho đồng bào các dân tộc như xay xát gạo, ngô, chế biến đậu phụ, chế biến thức ăn gia súc...
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
Mặc dù không phải là thế mạnh của khu vực, nhưng dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu vật liệu xây dựng của khu vực ngày càng tăng. Do đó, trong thời gian qua, một số cơ sản xuất vật liệu xây đã được xây dựng như: nhà máy xi măng Ngọc Lặc công suất 1,4 triệu tấn/năm; nhà máy gạch tuy - nen Ngọc Lặc công suất 25 triệu viên/năm; nhà máy gạch không nung tại Bá Thước công suất 20 triệu viên/năm; nhà máy tấm lợp fibroximăng tại Ngọc Lặc công suất 1 triệu m2/năm; nhà máy đá ốp lát xuất khẩu tại Lang Chánh, Ngọc Lặc 500.000 m2/năm.
Công nghiệp điện - thuỷ điện:
Là khu vực miền núi nên ngoài thế mạnh là nông - lâm sản, một thế mạnh khác của khu vực là tiềm năng thuỷ điện. Nhận thức rõ vấn đề đó, để đáp ứng nhu cầu điện năng của khu vực, trong những năm vừa qua tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành nghiên cứu, quy hoạch phát triển một số nhà máy thuỷ điện bậc thang các sông thuộc hệ thống sông Mã, sông Chu và các sông khác như: nhà máy thuỷ điện Cửa Đặt công suất 97 MW; nhà máy thuỷ điện Bản Uôn công suất 280 MW; nhà máy thuỷ điện Sông Lò công suất 92 MW. Bên cạnh những nhà máy thuỷ điện có công xuất vừa, một số nhà máy thuỷ điện nhỏ
như: Suối Bom (4,5 MW), Sao Luông (3,5 MW), Sông Chàng (3 MW), Tam Lư (7 MW) cũng được triển khai xây dựng.
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản:
Xây dựng nhà máy khai thác và chế biến quặng sắt tại Như Xuân - Như Thanh 72.000 tấn/năm; nhà máy tuyển cao lanh Lang Chánh 200.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất bột nhẹ Cẩm Thuỷ 40.000 tấn/năm, nhà máy phân bón vi sinh tại Ngọc Lặc, Thạch Thành 20.000 tấn/năm.
Ngoài ra, để tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng, trong thời gian qua, một số cơ sở may mặc, các cơ sở sản xuất hàng thủ công cũng được xây dựng như: xí nghiệp may xuất khẩu Vân Du (Thạch Thành) công suất 500.000 sản phẩm/năm; xí nghiệp may xuất khẩu Ngọc Lặc công suất 1 triệu sản phẩm/năm.
Theo số liệu biểu 1.4 cho thấy, từ năm 2008 đến nay, ngoài những sản phẩm truyền thống, vùng miền núi Thanh Hoá đã xuất hiện một số sản phẩm công nghiệp mới như sản xuất đá ốp lát, sản xuất xi măng, ván sàn, cót ép. Điều đó cho thấy, ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ ngành công nghệ cũ, lạc hậu sang công nghệ mới có năng suất lao động và giá trị cao.
Biểu 1.4. MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA KHU VỰC MIỀN NÚI THANH HOÁ
SẢN PHẨM ĐƠN VỊ TÍNH NĂM 2006 2007 2008 2009 2010 Đá khai thác các loại 1000m3 265 470 569 590 657 Đá ốp lát 1000m2 - - 300 434 500 Đá phụ gia xi măng 1000 tấn - 1,0 1,23 1,67 1,8 Xi măng các loại 1000 tấn - - - 0,7 1,4 Cót nan 1000m2 11.12 11.34 12.02 12.21 14.45 Cót ép 1000m2 200 212 234 300 312
Gạo, ngô xay xát 1000 tấn 89 91 94 97 102
Thức ăn gia súc 1000 tấn 5 5,8 6,0 6,0 6,0 Gỗ xẻ m3 61.23 0 63.01 2 63.210 64.11 8 64.212
Ván sàn 1000m2 - - - 80 100
Đường mật 1000 tấn 26 106 112 112 120
Nguồn [6]
Chuyển dịch nội bộ lĩnh vực dịch vụ
Mặc dù còn nhiều hạn chế song, ngành dịch vụ khu vực miền núi Thanh Hoá trong những năm vừa qua cũng đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Một số ngành dịch vụ mới ra đời và phát triển, đặc biệt là dịch vụ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ vận tải. Ngành dịch vụ chuyển từ các hoạt động dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống là chính sang hoạt động một cách đa dạng, tiếp cận dịch vụ của các khu vực kinh tế phát triển. Một số ngành dịch vụ mới hình thành trong khu vực như tài chính tín dụng, du lịch, thông tin liên lạc có bước tăng trưởng khá.
Hai là, bước đầu đã có sự đầu tư thay thế công nghệ cũ lạc hậu, năng suất lao động thấp bằng công nghệ mới có năng suất chất lượng cao
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ ngành về trình độ công nghệ của các ngành miền núi Thanh Hoá trong thời gian qua cũng đã có sự chuyển dịch tương đối rõ nét. Công nghệ cũ, lạc hậu dần được thay thế bằng những công nghệ mới, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao hơn trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng như dịch vụ. Theo số liệu biểu 1.5 cho thấy, đối với lĩnh vực công nghiệp, năm 2006 năng suất lao động đạt 39,7 triệu đồng/người/năm, đến năm 2010 tăng lên 73,9 triệu đồng/người/năm. Năng suất lao động trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2006 đạt 16,0 triệu đồng/người/năm. Năm 2010 đạt 26,0 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt trong ngành nông nghiệp, năm 2006 năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt 4,3 triệu đồng/người/năm, đến năm 2010 tăng lên 9,6 triệu đồng/người/năm (tăng 2.2 lần). Điển hình như đối với cây ngô, mặc dù diện tích năm 2008 là 28.708 ha giảm xuống 27.607 ha vào năm 2010 nhưng do ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt
là sử dụng giống mới nên sản lượng vẫn tăng từ 93.402 tấn năm 2008 lên 94.936 tấn năm 2010 (Phụ lục 10, 11).
Hệ thống máy móc phục vụ chế biến nông, lâm sản được sử dụng ngày càng nhiều. Tích cực sử dụng giống mới trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt, tạo năng suất cao và ổn định. Tiếp cận và chuyển giao các loại giống mới, có hiệu quả từ các địa phương khác. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng tập trung. Bên cạnh thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, bước đầu hình thành các ngành công nghiệp mới với trình độ khoa học kỹ thuật cao (Nhà máy xi măng Ngọc Lặc, tuyển cao lanh Lang Chánh).
Bước đầu chuyển từ việc bán nguyên liệu thô sang bán các sản phẩm chế biến, giá trị kinh tế cao. Trước kia, các sản phẩm từ khu vực miền núi Thanh Hoá chủ yếu được bán dưới dạng sản phẩm thô, hoặc có sản phẩm hoàn thiện nhưng thông qua tiểu thương để tìm thị trường thì hiện nay, đã xuất hiện các doanh nghiệp hoạt động ngay tại khu vực để có thể tạo ra các sản phẩm hoàn thiện, giá trị kinh tế cao, đồng thời tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Các yếu tố về cơ sở hạ tầng cho việc tiếp cận và sử dụng công nghệ mới đã và đang được xây dựng, hoàn thiện tạo điều kiện và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong những năm vừa qua là một điểm nhấn tích cực cho quá trình sử dụng công nghệ mới. Hệ thống internet đã được phổ biến đến tận những điểm bưu điện văn hoá xã cho phép nền kinh tế tiếp cận nhanh hơn với khoa học kỹ thuật hiện đại. Tốc độ ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh không ngừng được tăng cường. Trong những năm vừa qua, bà con nông dân đã tích cực sử dụng giống cây, con hiện đại; ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất giúp cho năng suất, chất lượng cao hơn. Hệ thống