1.2.1. Những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của miềnnúi Thanh Hoá ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành núi Thanh Hoá ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
* Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý, miền núi Thanh Hoá là sự nối dài của Tây Bắc Bộ, phía Bắc giáp Hoà Bình, phía Đông giáp Ninh Bình và các huyện trung du, đồng bằng Thanh Hoá, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Nghệ An. Miền đồi núi Thanh Hoá có diện tích trên 7.994,30 km2, chiếm 2/3 diện tích Thanh Hoá, bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành.
Khí hậu trong khu vực được chia làm các vùng khác nhau: Vùng đồi núi phía Bắc và phía Tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào. Trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện, có rừng Quốc gia Cúc Phương với nhiều loại thú quý, gỗ quý. Phía Nam là vùng có đồi núi thấp, khí hậu nóng ẩm, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản. Trong đó có Rừng quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.
Dân số trung bình khu vực miền núi Thanh Hoá 854.350 người, mật độ dân số 107 người/ km2, có 26 xã miền núi thuộc bảy huyện giáp ranh, trong đó có 601.238 đồng bào các dân tộc Thái, Thổ, Mường, Dao, Mông, Khơ Mú sinh sống. Là vùng đất, vùng người - địa linh nhân kiệt nên miền núi Thanh Hoá luôn là địa bàn chiến lược cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của cách mạng cả nước nói chung, của tỉnh Thanh nói riêng.
* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá
Trong những năm qua, nhiều chương trình, dự án, các nhóm chính sách đã được triển khai trên địa bàn các huyện miền núi như: Nhóm chính sách về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn; Chương trình 135 giai đoạn I chi cho 102 xã để xây dựng 675 công trình hạ tầng thiết yếu: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, điện nước sinh hoạt. Tổng kết Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh Thanh Hoá được Trung ương cấp 856.250 triệu đồng, bình quân mỗi xã được 2.500 triệu đồng cho giải quyết những vấn đề khó khăn của đồng bào dân tộc như: nhà ở, nước sinh hoạt; vay vốn phát triển sản xuất, trợ giúp di dân thực hiện định canh, định cư; trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu. Giai đoạn II đang được triển khai thực hiện, dự kiến sẽ trong vòng 5 năm (2011 – 2015) với số vốn đầu tư 900 tỉ đồng. Ngoài ra, nguồn kinh phí 388.984 triệu đồng thuộc Chương trình 134 - CP của Chính phủ đã được tỉnh nhanh chóng triển khai đến các huyện miền núi. Bình quân mỗi huyện được hỗ trợ 54,4 tỉ đồng cho làm nhà thuộc dự án 167 cho 12.954 hộ, đầu tư xây dựng 43 công trình giao thông liên huyện, xã.
Song song với triển khai đầu tư vốn thông qua các nhóm chính sách - dự án lớn, nhóm chính sách phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo và việc làm cấp cơ sở như: Quĩ người nghèo, vay ưu đãi cũng được thực hiện. Tính đến nay, quỹ vay vốn tín dụng đã thực hiện cho vay vốn ưu đãi trên 48.000 lượt hộ nghèo với tổng dư nợ là 390.521 triệu đồng.
Cùng với việc thực hiện Chương trình 134, 135 của Chính phủ, Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP của Chính phủ cũng được triển khai thực hiện. Theo đó, 315 tỷ đồng đã được đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, trung tâm dạy nghề. Bên cạnh đó, một số công trình trọng điểm như: Thuỷ điện Cửa Đạt, Bệnh viện Ngọc Lặc đã hoàn thành; thuỷ điện Bá Thước, Xi măng Thanh Sơn, đường vành đai phía Tây đang được triển khai xây dựng.
Đến nay, 100% xã đặc biệt khó khăn đã có trường học, nhà mẫu giáo và các lớp bán trú dân nuôi. Các bản xa trung tâm đều có lớp cắm bản, tình trạng học ca 3 được xoá bỏ. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 90% - 95%. Y tế đã có bước phát triển mạnh, công tác khám chữa bệnh cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Gần 100% xã đồng bào dân tộc miền núi có nhà văn hoá hoặc điểm bưu điện văn hoá. Nhiều thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; gần 90% xã có điện thoại; hơn 90% số xã đặc biệt khó khăn có trạm truyền thanh… Đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng lên. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có bước trưởng thành. Tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các cấp ngày càng lớn mạnh.
Hiệu quả từ các chính sách, chương trình dự án của Nhà nước cũng như của tỉnh, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực miền núi Thanh