Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo hành lang cho sự phát triển các ngành kinh tế đã quy hoạch

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 76 - 82)

các ngành kinh tế đã quy hoạch

Cơ chế chính sách có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển chung, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các ngành, thông qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Thông qua cơ chế chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế thể hiện rõ được mục tiêu quản lý đã đề ra. Vì vậy, cơ chế chính sách có thể tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế thuộc các ngành phát triển nếu nó phù hợp. Ngược lại, nếu không phù hợp, cơ chế chính sách sẽ khiến cho các ngành kinh tế phát triển một cách khó khăn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chậm chạp và không đúng hướng.

Thực tế trong những năm vừa qua, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng hệ thống cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực. Chính bởi vậy, để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành một cách đúng hướng, trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung sau:

Chính sách phát triển thị trường

Chủ trương của Đảng khẳng định việc phân bố các nguồn lực theo sự điều tiết của cơ chế thị trường. Vì vậy, cần sớm tạo lập đồng bộ các loại thị trường để đẩy mạnh quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta một mặt nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mặt khác hướng mạnh cho xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như: gạo, cà phê, thuỷ hải sản, hạt điều… Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc, được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến thu nhập và đời

sống của hơn 70% dân số, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế – chính trị – xã hội ở nông thôn.

Đối với khu vực miền núi Thanh Hoá, thị trường tiêu thụ nông, lâm sản cũng là vấn đề quan trọng cần có sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương. Để thực hiện tốt chính sách về thị trường nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cần tiến hành một số giải pháp sau:

Chính quyền các cấp phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin thị trường để quyết định các phương án quy hoạch, kế hoạch; xác định cơ cấu sản xuất phù hợp, gắn với thị trường và sản xuất để sản phẩm có khả năng tiêu thụ được.

Định hướng phát triển những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao như: đặc sản, sản phẩm chất lượng cao, an toàn…

Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích dân doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện tại, số lượng doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn khu vực miền núi Thanh Hoá không nhiều, kết quả sản xuất kinh doanh hạn chế, do vậy cần rà soát, sắp xếp lại, chuyển đổi mô hình cho phù hợp. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện và môi trường tốt nhất cho các chủ thể sản xuất kinh doanh. Thường xuyên nắm bắt kịp thời những khó khăn mà các doanh nghiệp trên địa bàn gặp phải, giải quyết thấu đáo, triệt để giúp các doanh nghiệp đứng vững trên địa bàn.

Có cơ chế chính sách mang tính đặc thù

Khuyến khích sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thu hút nhân tài. Có chế độ đãi ngộ cho những xã miền núi - vùng xa có nhiều khó khăn thiệt thòi, cho lao động có điều kiện công tác khó khăn thuộc các ngành y tế, giáo dục như: các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Da Liễu, phòng chống các bệnh xã hội và các bệnh dịch nguy hiểm kể cả HIV/AIDS; có chế độ chính sách đãi ngộ, phụ cấp đặc thù đối với cán bộ ngành y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng nhằm đảm bảo được đời sống giúp cho cán bộ y tế an tâm và toàn tâm toàn ý vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; các giáo viên trên địa bàn khó khăn về kinh tế - xã hội….

Có chế độ chính sách khuyến khích cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý để cán bộ có điều kiện đi học xa, lâu ngày giảm được khó khăn về đời sống và tập trung cho học tập.

Đề nghị Trung ương cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ với khu vực miền núi Thanh Hoá. Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, hạn chế tiến tới xoá bỏ tàn dư của cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách triệt để

Cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp, có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về các cơ hội, thách thức trong bối cảnh mới. Hỗ trợ, tư vấn về pháp lý, thủ tục hành chính giúp nhân dân và các chủ thể sản xuất kinh doanh có điều kiện thuận lợi nhất trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích tập trung ruộng đất một cách hợp lý để tạo vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn

Chính sách đất đai là một vấn đề quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp như Nghị quyết TW4 khoá VIII đã nêu: “Thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nghèo”[22]. Để thực hiện tốt chính sách đất đai, cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:

Tạo điều kiện thuận lợi, có chủ trương thoáng, thủ tục hành chính đơn giản để nhân dân dễ dàng thực hiện các quyền của mình theo quy định của Luật Đất đai.

Khuyến khích nhân dân sử dụng đất đai vào mục đích sản xuất nông – lâm – thuỷ sản một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, khai thác kết hợp với bảo vệ và bồi bổ đất đai.

Khẩn trương hoàn thành việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông. Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đánh giá, phân loại cụ thể các trường hợp nông dân không còn đất sản xuất để có chủ trương, biện pháp xử lý thích hợp đối với từng trường hợp theo hướng vừa không để nông dân bị bần cùng hoá do không có đất sản xuất, vừa tạo điều kiện tích tụ ruộng đất ở mức độ hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển mạnh ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn để giúp hộ nông dân thiếu đất có cơ hội lập nghiệp mới hoặc có việc làm và thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để từng cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Tiến hành thường xuyên và chặt chẽ các công tác nghiệp vụ như đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai.

Giải quyết kịp thời các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền để ổn định tình hình sản xuất và an ninh chính trị ở địa phương. Đất đai luôn là vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Bởi vậy, cần nhanh chóng giải quyết các tranh chấp phát sinh có liên quan đến đất đai. Tránh để tình trạng khiếu nại, khiếu kiện lâu dài gây bất ổn về an ninh chính trị tại khu vực.

Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở tập trung ruộng đất. Từng bước hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành hiện nay là yêu cầu khách quan, phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá. Bởi vậy, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là vấn đề có tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cả trước mắt và lâu dài ở tỉnh Thanh Hoá nói chung và khu vực miền núi Thanh Hoá nói riêng.

Trong thời gian qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu đáng kể: Kinh tế hàng hoá bước đầu phát triển, giá trị và sản lượng của các ngành liên tục tăng qua các năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đúng hướng, trình độ công nghệ , nguồn nhân lực đều có bước phát triển. Sự phát triển đó đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc miền núi Thanh Hoá.

Mặc dù đã có sự phát triển tương đối rõ nét, song nhìn chung những thành tựu đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Tốc độ phát triển của các ngành còn chậm, trình độ công nghệ còn thấp, chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong quá trình phát triển giữa các ngành, sự kết nối với các khu vực kinh tế khác còn hạn chế. Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, đó là cơ sở hạ tầng còn thấp kém, sự bất cập trong một số chính sách về vốn và công nghệ, sự thiếu hụt trong kiến thức quản lý và tay nghề của người lao động...

Để tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cần giải quyết các mâu thuẫn nổi cộm hiện nay. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa yêu cầu về vốn và khả năng huy động vốn có hạn; mâu thuẫn giữa trình độ hiện có của lực lượng sản xuất với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá... Để giải quyết tốt các mâu thuẫn nói trên, thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá trong thời gian tới cần quán triệt các quan điểm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên nhằm

phát huy cao nhất lợi thế của khu vực, tạo bước phát triển nhanh, mạnh và vững chắc; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vừa đảm bảo phù hợp với chủ trương, định hướng chung của quốc gia và tỉnh, vừa phù hợp thực tiễn địa phương; Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình lâu dài, hợp quy luật; Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Từ các quan điểm cơ bản nói trên, để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra một cách hiệu quả cần thực hiện đồng bộ và kịp thời các giải pháp: 1) Thực hiện tốt công tác quy hoạch trong phát triển các ngành; 2) Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư; 3) Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; 4) Ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển; 5) Hoàn thiện cơ chế chính sách.

Các quan điểm và giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tính khả thi của chúng phụ thuộc lớn ở tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương trong vùng. Tuy nhiên, đó lại là mặt còn nhiều hạn chế của các địa phương trong vùng hiện nay. Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi Thanh Hoá hiện nay, đang đặt ra và đòi hỏi cấp bách ở sự đổi mới tư duy, phát huy cao độ tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như của các cấp chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w