Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng – an ninh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 60 - 62)

an ninh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Quan điểm này được xác định trên cơ sở quan điểm của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh. Đây là chủ trương chiến lược hết sức quan trọng, được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, kinh tế ngành nói riêng là một nội dung của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại đặt ra yêu cầu phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng – an ninh. Bởi vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói chung, sự phát triển của mỗi ngành nói riêng phải nắm vững quan điểm này.

Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh trong thời gian cho thấy: Quá trình kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề quốc phòng – an ninh được thực hiện tương đối tốt. Các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với các yếu tố về quốc phòng – an ninh. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định: Về

nhận thức, quan điểm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh trong thời kỳ mới chưa thật đầy đủ sâu sắc, chưa thấy hết được tính cấp thiết phải tự kết hợp, tự bảo vệ trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh của các cấp, các ngành ở địa phương cơ sở. Nội dung và phương thức kết hợp cũng chưa được xác định đầy đủ, phù hợp với sự thay đổi phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn bị ảnh hưởng cách làm của thời bao cấp; đồng thời cũng gây lúng túng trong triển khai thực hiện kết hợp ở tầm vĩ mô và vi mô; một số ngành, địa phương thiếu kế hoạch cơ bản ngay trong từ đầu, dẫn đến thực hiện kết hợp một cách chắp vá, gây lãng phí tốn kém và hiệu quả lại thấp. Chính sách, luật pháp để thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh thời kỳ mới cũng chưa được xác lập đồng bộ. Cơ chế lãnh đạo, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ và nghiêm túc; các cơ quan tham mưu về kết hợp kinh tế và quốc phòng – an ninh ở các bộ, ngành chưa được chấn chỉnh kiện toàn và chưa phát huy đầy đủ năng lực, trách nhiệm làm tham mưu cho Đảng và Nhà nước về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh.

Thực hiện quan điểm này đòi hỏi các chương trình, quy hoạch, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải luôn gắn với yếu tố chính trị - xã hội. Trong từng bước phát triển kinh tế luôn gắn với việc giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội. Từng bước nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc khu vực miền núi Thanh Hoá, đảm bảo ổn định chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tránh khuynh hướng chỉ tập trung cho sự phát triển kinh tế mà không để ý đến những vấn đề xã hội nảy sinh. Cùng với mỗi bước phát triển cần nhanh chóng hình thành và hoàn thiện hệ thống quản lý đảm bảo sự vận hành ổn định của hệ thống kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Trên cơ sở phát triển kinh tế giải quyết công ăn việc làm, tạo sự phát triển xã hội, xoá đói giảm nghèo có hiệu quả. Quán triệt sâu sắc mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị - xã hội, lấy phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở củng cố chính trị, giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo ổn định và giữ vững quốc phòng – an ninh. Sự phát triển về kinh tế sẽ tạo ra những tiền đề vật chất đảm bảo cho sự ổn định về mặt xã hội, ngược lại chính môi trường ổn định sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Phấn đấu đưa miền núi Thanh Hoá phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Bảo đảm an ninh xã hội trong quá trình phát triển các ngành, tăng cường quản lý trật tự xã hội trong từng bước phát triển. Hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo an sinh xã hội. Trong từng chiến lược phát triển luôn chú ý đảm bảo yếu tố quốc phòng. Xây dựng địa bàn có kinh tế phát triển vững chắc, an ninh – quốc phòng được giữ vững và tăng cường.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 60 - 62)