Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nhằm phát huy cao nhất lợi thế của khu vực, tạo bước phát triển nhanh, mạnh và vững chắc

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 53 - 55)

thế của khu vực, tạo bước phát triển nhanh, mạnh và vững chắc

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy lợi thế của khu vực, tạo bước phát triển nhanh, mạnh và vững chắc là quan điểm có vị trí quan trọng, chỉ đạo toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong khu vực. Theo hướng đó, việc hình thành và phát triển các ngành nghề phải dựa trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của khu vực. Đó chính là điều kiện tiên quyết, cơ sở để hình thành một cơ cấu kinh tế ngành hợp lý và hiện đại. Quan điểm này chỉ đạo xuyên suốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thực chất là quá trình cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu, chưa phù hợp thành cơ cấu mới hoàn thiện và phù hợp hơn. Quá trình đó đồng nghĩa với việc thu hẹp một ngành nghề này, mở rộng một ngành nghề khác. Tất nhiên quá trình đó bao gồm cả sự phát triển thêm những ngành nghề mới. Theo hướng đó, việc mở rộng, thu hẹp hoặc phát triển ngành nghề nào đó phải dựa trên khả năng và lợi thế của vùng.

Thực tiễn cho thấy, nhiều địa phương phát triển theo phong trào. Ngành nghề khu vực khác có, khu vực mình cũng có không tính đến những lợi thế và khó khăn mang tính đặc thù địa phương. Điều này dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho quá trình phát triển kinh tế nói chung, phát huy những lợi thế so sánh nói riêng. Ví dụ điển hình như: Bài học về phát triển ồ ạt cơ sở chế biến ván bóc ở Yên Bái. Trước đây, do chế biến ván bóc thu lợi nhuận cao, trong khi vốn đầu tư cho một xưởng chế biến ván bóc chỉ khoảng 100 triệu đồng,

nên nhiều người đã đổ xô đầu tư, dẫn tới tình trạng "thừa nhà máy, thiếu nguyên liệu". Hậu quả là các cơ sở tranh nhau mua tranh bán, đẩy giá nguyên liệu đầu vào lên cao. Khi thị trường tiêu thụ sản phẩm dễ, các cơ sở chế biến ván bóc còn "tiết kiệm" bằng cách bóc ván mỏng hơn quy cách để giảm chi phí đầu vào. Gần đây, thị trường xuất khẩu ván bóc qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc giảm mạnh, lượng ván bóc không đảm bảo tiêu chuẩn bị tồn đọng với số lượng lớn. Ngược lại, nhờ xác định chính xác những lợi thế so sánh nên Bến Tre đã đầu tư chiều sâu, khai thác thế mạnh của vùng. Từ lợi thế về phát triển kinh tế vườn, kinh tế biển, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản cho thị trường xuất khẩu và khai thác thị trường trong nước.

Miền núi Thanh Hoá có những lợi thế to lớn trong quá trình phát triển như: Diện tích rộng lớn, điều kiện tự nhiên, khí hậu tương đối phù hợp cho sản xuất và nuôi trồng lâm sản, nguồn lâm sản phong phú, tài nguyên khoáng sản, thuỷ điện, du lịch có tiềm năng phát triển. Những yếu tố trên của khu vực sẽ là điều kiện, tiền đề hết sức quan trọng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, hình thành một cơ cấu kinh tế ngành hợp lý. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, quá trình phát triển của các ngành chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, muốn có sự phát triển mạnh mẽ, khu vực miền núi Thanh Hoá cần dựa trên tiềm năng của mình để phát triển ngành nghề cho phù hợp nhằm khai thác tốt nhất lợi thế so sánh cho quá trình phát triển kinh tế.

Tiềm năng của khu vực miền núi Thanh Hoá là nông – lâm nghiệp. Vì vậy, cần ưu tiên trước cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, những ngành sử dụng nguyên liệu từ nông – lâm nghiệp.

Phát triển công nghiệp chế biến khu vực cần gắn với việc hình thành các khu dân cư, thị trấn, thị tứ để tạo ra không gian công nghiệp quy mô vừa

và nhỏ trong vùng, nhằm tác động mạnh vào sự phát triển nông nghiệp, mở rộng thị trường hàng hoá sản xuất nông nghiệp.

Để nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông – lâm sản của khu vực phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế cao cần tìm thị trường đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm. Giải quyết được vấn đề thị trường, mới giải quyết được đầu ra cho nông sản, từ đó mới giải quyết được tính tự cấp, tự túc, thúc đẩy kinh tế của khu vực chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w