Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 49 - 53)

* Nguyên nhân hạn chế

Một là, sự quan tâm đầu tư cho khu vực miền núi Thanh Hoá còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa tạo sự phát triển đột phá cho khu vực

Sự quan tâm đầu tư về vốn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn ngân sách hạn chế, Thanh Hoá lại là một tỉnh có diện tích rộng, dân số đông chính bởi vậy nguồn vốn đầu tư cho khu vực còn nhiều hạn chế. Cơ chế thu hút vốn đầu tư cho miền núi mặc dù đã có sự quan tâm nhưng do hạn chế về cơ sở hạ tầng và các điều kiện khách quan khác nhau nên mức độ thu hút vốn đầu tư chưa cao. Các chương trình giới thiệu, quảng bá và xúc tiến đầu tư cho khu vực miền núi Thanh Hoá chưa được tiến hành thường xuyên. Miền núi Thanh Hoá do vậy chỉ dừng lại như một vùng đất tiềm năng cần khai thác, tốc độ chuyển biến chậm. Mặt khác, các dòng vốn đầu tư chủ yếu là theo các chương trình, nghị quyết của chính phủ và tỉnh do vậy chưa thực sự tạo ra bức tranh đầu tư sinh động và hấp dẫn của khu vực này.

Hai là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho dù được tăng cường nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Về cơ bản khu vực miền núi Thanh Hóa vẫn đang trong tình trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu. Hệ thống giao thông tuy có được cải thiện nhưng khả năng kết nối với các khu vực kinh tế khác chưa cao, cá biệt vẫn còn một số xã trong khu vực giao thông vận tải gặp nhiều khó khăn. Văn hoá - giáo dục - y tế còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cán bộ y tế vẫn đang diễn ra; một số tập tục lạc hậu, lối sống tự nhiên vẫn còn tồn tại gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống cung cấp năng lượng bao gồm điện, xăng dầu vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của khu vực.

Ba là, thị trường tại chỗ nhỏ bé, khả năng kết nối với các thị trường lớn hơn còn nhiều khó khăn

Mặc dù có diện tích rộng song thu nhập và mức sống dân cư chưa cao, khả năng tiêu thụ hàng hoá hạn chế. Mật độ dân số thấp, dấu ấn của nền kinh tế tự cung, tự cấp vẫn còn tồn tại. Thị trường tại chỗ do vậy trở nên nhỏ bé, sức mua hạn chế. Các sản phẩm làm ra tại địa phương phải tự tìm cách vươn ra thị trường rộng lớn hơn. Dịch vụ thương mại đang trong giai đoạn phát triển, các sản phẩm làm ra trong khu vực chủ yếu được trao đổi, buôn bán thông qua tiểu thương. Bên cạnh đó, mặc dù được nâng cấp cải tạo nhưng hệ thống giao thông vẫn còn khó khăn, cản trở các hoạt động thương mại. Quy mô và sức mua của thị trường nhỏ bé chưa tạo ra động lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là quá trình chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng, hệ thống bao tiêu sản phẩm chưa tương xứng với tốc độ phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu. Sản phẩm bán ra không ổn định, tín hiệu thị trường và hệ thống cung cấp tín hiệu thị trường hoạt động hạn chế.

Sự phát triển thị trường vốn, thị trường lao động và các loại thị trường khác còn gặp nhiều hạn chế, chưa đồng bộ. Sự thiếu đồng bộ các yếu tố thị trường đặt ra những khó khăn không dễ vượt qua cho sự phát triển của các ngành kinh tế, các chủ thể kinh tế khi tham gia vào các quá trình kinh tế.

* Mâu thuẫn đặt ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu về vốn lớn đáp ứng cho sự phát triển của các ngành kinh tế và thực trạng huy động vốn có hạn ở khu vực miền núi Thanh Hoá

Vốn là điều kiện tiền đề để có thể đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Đối với khu vực miền núi Thanh Hoá, yêu cầu huy động vốn đang đặt ra như là yêu cầu hàng đầu cho sự phát triển. Trên cơ sở huy động được vốn tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng khoa học

kỹ thuật, nâng đỡ các hoạt động kinh tế của các ngành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khả năng thu hút, kêu gọi đầu tư vào khu vực miền núi Thanh Hoá còn có những hạn chế. Nguồn vốn đầu tư cho khu vực chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của nhà nước, do vậy chưa đáp ứng hết nhu cầu phát triển của khu vực. Các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước, khả năng huy động vốn nội bộ khu vực chưa cao. Tuy là vùng đất có nhiều tiềm năng song miền núi Thanh Hoá vẫn chưa tạo nên môi trường đầu tư sinh động, khả năng huy động vốn do vậy chưa tương xứng với tiềm năng.

Hai là, mâu thuẫn giữa cơ sở của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội với thực trạng trình độ lực lượng sản xuất thấp của khua vực

Như trên đã phân tích, để có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nói riêng, trước hết phải có sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong khi đó, lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội khu vực miền núi Thanh Hoá đang trong giai đoạn chậm phát triển. Sản xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp. Công cụ lao động còn lạc hậu, nhất là vùng sâu, vùng xa. Chính mâu thuẫn này đã cản trở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng.

Để giải quyết mâu thuẫn này, yêu cầu đặt ra là tỉnh Thanh Hoá nói chung, khu vực miền núi Thanh Hoá nói riêng phải tích cực hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chỉ thực hiện được khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.

Ba là, mâu thuẫn giữa trình độ người lao động của khu vực còn thấp với yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình mở rộng hoặc thu hẹp một ngành kinh tế nào đó. Đồng thời với quá trình đó là sự phát triển của một số ngành nghề mới. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành nghề mới trong giai đoạn hiện nay là những ngành nghề có trình độ công nghệ cao. Điều đó có nghĩa, để có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải có đội ngũ lao động có trình độ cao. Trong khi đó, lao động khu vực miền núi Thanh Hoá chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề còn hạn chế, chưa đủ khả năng đảm nhiệm những công đoạn kỹ thuật cao.

Thực tế cho thấy, khối ngành xây dựng và công nghiệp, dịch vụ trong khu vực đang sử dụng đáng kể lao động từ các khu vực khác. Trong khi đó, lao động miền núi - với trình độ tay nghề hạn chế chỉ có thể tham gia các phần việc thủ công hoặc di chuyển đến nơi khác. Đối với khối ngành nông - lâm nghiệp chưa đủ sức sử dụng hết lao động, việc phát triển ngành nghề phụ nhằm tận dụng lao động còn khá hạn chế. Mặt khác, tình trạng lao động qua đào tạo, có bằng cấp lại đang đứng trước tình trạng thất nghiệp vì quá trình đào tạo chưa căn cứ nhu cầu thị trường và yêu cầu của sự phát triển. Công tác định hướng đào tạo nghề cho thanh niên chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến tình trạng tự phát trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Mâu thuẫn trên là lực cản không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của khu vực.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 49 - 53)