Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vừa đảm bảo phù hợp với chủ trương, định hướng chung của quốc gia và tỉnh, vừa phù hợp thực tiễn địa phương

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 55 - 57)

trương, định hướng chung của quốc gia và tỉnh, vừa phù hợp thực tiễn địa phương

Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt đảm bảo cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển, đồng thời phù hợp thực tiễn địa phương, bởi lẽ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình vừa mang tính khách quan do đòi hỏi của sự phát triển lực lượng sản xuất vừa mang yếu tố chủ quan của hệ thống chủ trương, đường lối của mỗi địa phương. Điều đó có nghĩa, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khu vực miền núi phải nằm trong chủ trương, định hướng chung của tỉnh và quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Đồng thời, trên cơ sở chủ trương và đường lối chung, bám sát tình hình thực tiễn tại địa phương, tổ chức triển khai thực hiện quá trình chuyển dịch một cách phù hợp, hiệu quả cao, đạt được những mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy tối đa lợi thế, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành hoàn toàn không phải là sự áp đặt chủ quan duy ý chí. Quá trình đó phải dựa trên cơ sở khoa học, dựa trên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của địa phương.

Xuất phát từ phương châm: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với chủ

trương, định hướng của tỉnh và quốc gia. Điều đó có nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển tại địa phương, quá trình đó phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua các nghị quyết, chủ trương, đường lối của các cấp uỷ Đảng. Đối với Thanh Hoá, chuyển dịch cơ cấu ngành khu vực miền núi Thanh Hoá nằm trong 5 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII. Trong quá trình đó, nhân dân, đồng bào các dân tộc miền núi Thanh Hoá phải thực sự là người làm chủ, tham gia tích cực và có hiệu quả vào các chương trình phát triển kinh tế của vùng.

Mỗi địa phương trong khu vực miền núi Thanh Hoá cần bám sát tình hình thực tiễn, chủ động tìm kiếm và tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Tính năng động, sáng tạo của mỗi địa phương sẽ là yếu tố tiên quyết đến khả năng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Bên cạnh giao quyền cho các địa phương, nâng cao năng lực chịu trách nhiệm sẽ khiến bộ máy hoạt động hiệu quả, cho phép nâng cao kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mỗi địa phương trong khu vực miền núi Thanh Hoá phải bám sát các văn kiện, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở đó, vận dụng sát vào điều kiện cụ thể của địa phương mình, ngành mình. Kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực chỉ có thể phát triển khi các địa phương biết phát huy lợi thế riêng có của mình một cách có hiệu quả nhất. Bởi lẽ, mỗi địa phương trong khu vực sẽ có những lợi thế riêng, vấn đề đặt ra là trên cơ sở chương trình phát triển chung, mỗi địa phương chủ động đề xuất những chương trình phát triển riêng cho phù hợp với địa phương mình.

Tổ chức quán triệt sâu sắc ý nghĩa tầm quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cấp uỷ

và chính quyền các cấp phải có kế hoạch tổ chức quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm được chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước; các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia ủng hộ chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nâng cao hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường phổ biến các chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền cụ thể hoá thành kế hoạch với mục tiêu cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tổ chức thực hiện chặt chẽ.

Phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, khuyến khích tính tự chủ trong việc thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Đồng thời, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, có những điều chỉnh phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương mình. Nâng cao năng lực chịu trách nhiệm cho mỗi địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongcông nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền núi Thanh Hoá hiện na (Trang 55 - 57)