Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng Chứng từ tại Ngân hàng TMCP Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần eximbank chi nhánh hai bà trưng (Trang 52 - 54)

TMCP EXIMBANK CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.3. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng Chứng từ tại Ngân hàng TMCP Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng

dụng Chứng từ tại Ngân hàng TMCP Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng

Rủi ro chủ yếu trong thanh toán L/C nhập khẩu là rủi ro tín dụng, do nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán. Nhưng để đảm bảo uy tín đối với ngân hàng đối tác, Chi nhánh Eximbank HBT phải cho doanh nghiệp nhập khẩu vay bắt buộc để thanh toán với đối tác. Đối tượng này thường xảy ra với các khách hàng mở L/C trả chậm, mà nguyên nhân chủ yếu cũng giống như nguyên nhân cơ bản của rủi ro dạng này đã được trình bày ở trên. Trong những năm qua, nhờ áp dụng những biện

doanh số thanh toán L/C nhập ngày một tăng do tốc độ phát triển kinh tế đối ngoại nhưng doanh số L/C chưa thanh toán lại giảm đáng kể.

Bảng 5: Doanh số L/C chưa thanh toán giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị: nghìn USD

Năm Doanh số thanh toán L/C

nhập khẩu

Doanh số L/C chưa thanh toán

Tỷ trọng

Số món Số tiền

2009 20,817.74 18 1,354.71 6.51%

2010 15,352.34 9 574.92 3.74%

2011 9,798.77 3 187.16 1.91%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng thanh toán quốc tế Chi nhánh Eximbank HBT)

Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy kim nghạch L/C nhập khẩu chưa thanh toán tại Chi nhánh Eximbank HBT có xu hướng giảm xuống qua các năm kể cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Nguyên nhân chính là do do khách hàng của ngân hàng là nhiều doanh nghiệp nhà nước, tổ chức có quan hệ lâu năm với ngân hàng chủ yếu mở L/C trả chậm, sau đó khi nhận hàng lại kinh doanh thua lỗ nên đến hạn không thể thanh toán cho ngân hàng. Rút kinh nghiệm ,từ đó trở đi ngân hàng đã có những quy định cụ thể chặt chẽ đối với việc mở L/C trả chậm như:

- Doanh nghiệp phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn đã cam kết của L/C.

- Trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C thì phải có cam kết bằng văn bản đảm bảo số dư tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng voà thời điểm thanh toán đủ để ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng nước ngoài.

- Tại thời điểm mở L/C doanh không vi phạm cam kết dẫn đến chậm trễ trong thanh toán hoặc buộc ngân hàng phải ứng trước tiền để thanh toán cho L/C trả chậm đó.

- Có bảo đảm hợp pháp bằng một hoặc nhiều hình thức (ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản,….) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của ngân hàng.

Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ vốn chứa đựng nhiều rủi ro và giá trị của các hợp đồng ngoại thương là khá lớn, trong thủ tục mở L/C khách hàng phải ký quỹ nhưng thường họ chỉ ký quỹ một phần, phần còn lại là do ngân hàng cho khách hàng vay. Tỷ lệ ký quỹ càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng thấp. Vì vậy, khi nhận ký quỹ ngân hàng phải kiểm tra tính xác thực của tài khoản ký quỹ để tránh giả mạo, đồng thời khách hàng phải cam kết sẽ nộp phần còn lại bằng nguồn vốn nào đó. Nếu bằng nguồn vốn tự có thì phải nộp lúc nhận chứng từ, nếu bằng vốn vay ngoại tệ của ngân hàng thì phải làm thủ tục vay ngắn hạn. Căn cứ vào việc thẩm định phân loại khách hàng và hạn mức mở L/C, Giám đốc chi nhánh giao cho phòng thanh toán quốc tế hoặc phòng tín dụng thẩm định hồ sơ đề xuất mức ký quỹ dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn thanh toán và thu hút khách hàng trên địa bàn. Quy định về ký quỹ cụ thể tại Chi nhánh Eximbank HBT là:

- Chi nhánh không miễn ký quỹ 100% cho bất kỳ khách hàng nào.

- Miễn ký quỹ 70-90% cho những khách hàng có uy tín, khả năng tài chính tốt và có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, nếu khách hàng muốn miễn ký quỹ tỷ lệ cao hơn 90% phải có sự phê chuẩn của giám đốc chi nhánh.

- Yêu cầu ký quỹ 100% đối với những khách hàng mới hoặc không có uy tín đối với ngân hàng.

Các rủi ro xảy ra tại ngân hàng Eximbank HBT trong những năm vừa qua có thể xếp vào 3 loại rủi ro chính là: rủi ro đạo đức, rủi ro kỹ thuật và rủi ro chính trị. Theo tổng kết của Phòng Phòng Khách hàng doanh nghiệp từ năm 2008-2011, thiệt hại trong thanh toán tín dụng chứng từ xuất phát từ rủi ro đạo đức chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch L/C chưa thanh toán, rủi ro kỹ thuật chiếm khoảng 25% và rủi ro chính trị chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch L/C chưa thanh toán.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần eximbank chi nhánh hai bà trưng (Trang 52 - 54)