Những nguyên nhân chính

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần eximbank chi nhánh hai bà trưng (Trang 59 - 63)

TMCP EXIMBANK CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.4.2. Những nguyên nhân chính

Như ta đã thấy rủi ro chủ yếu tại ngân hàng Eximbank Chi nhánh HBT chủ yếu vẫn là do các đơn vị XNK đã vi phạm các cam kết với ngân hàng, không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo qui định trong L/C. Mà cụ thể ở đây là một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh đã thanh toán không đúng kỳ hạn hoặc không thanh toán đối với các L/C không phải ký quỹ 100%. Rủi ro này có thể hạn chế tối đa cho ngân hàng bằng cách áp dụng mức ký quỹ cao đảm bảo đủ độ an toàn, nhưng như vậy sẽ không thể thu hút được các doanh nghiệp mở L/C tại ngân hàng. Vì vậy, theo chỉ đạo từ ban giám đốc Chi nhánh đối với các thanh toán viên vẫn là tư vấn trước cho các doanh nghiệp XNK, nâng cao trình độ nghiệp vụ để phát hiện kịp thời những sai sót trên bộ chứng từ.

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức ưu việt nhất và phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi việc gây ra rủi ro cho các bên tham gia. Rủi ro tại Chi nhánh Eximbank HBT rất đa dạng nhưng tựu chung thì đều bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân chính dưới đây:

Thứ nhất, do bản thân phương thức thanh toán L/C cũng còn một số nhược điểm như: căn cứ trả tiền duy nhất là bộ chứng từ nhưng nhiều khi bộ chứng từ không phù hợp, không thống nhất. Điều này dễ dẫn đến tranh chấp, hiểu lầm giữa các ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ, gây ra rủi ro cho chính các ngân hàng và cả hai bên xuất nhập khẩu. Ngân hàng tiến hành thanh toán dựa trên

thực tế và tính chân thực của bộ chứng từ. Điều này đã và đang tạo ra kẽ hở cho việc thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, gây rủi ro cho ngân hàng và người nhập khẩu.

Thứ hai, do có liên quan tới nhiều lĩnh vực, luật pháp của nhiều quốc gia nên phương thức này đòi hỏi các bên tham gia đặc biệt là thanh toán viên phải có trình độ nghiệp vụ cao. Vì vậy, việc xác định tính chân thực của các chứng từ luôn là trách nhiệm đè nặng lên các thanh toán viên. Chỉ cần có những sai sót nhỏ sẽ khiến cho bên ngân hàng thông báo từ chối thanh toán. Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa một L/C cũng có thể làm cho thời gian thông báo bị kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ thanh toán và gây đọng vốn cho các bên tham gia.

Thứ ba, sai sót từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Eximbank HBT. Hiện nay, theo thống kê thì có tới 70% giám đốc doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ. Thêm vào đó, khả năng hiểu biết về pháp luật quốc tế cũng như ngoại ngữ còn hạn chế dẫn tới việc chấp nhận các điều kiện hợp đồng bất lợi để rồi sau đó không thực hiện được làm cho đối tác có cơ sở để kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh toán khiến cho quá trình thanh toán gặp nhiều khó khăn. Cũng vì sự yếu kém về nghiệp vụ mà khách hàng đã thực hiện không đúng quy định của L/C, lập những bộ chứng từ có cả những sai sót nhỏ như lỗi chính tả, tên, địa chỉ, số lượng đến những sai sót lớn như thiếu chứng từ, chứng từ không thống nhất... làm cho tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc để sửa chữa. Trong trường hợp này tưởng chừng rủi ro chỉ thuộc về người xuất khẩu nhưng thực tế nó lại ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín của ngân hàng với tư cách là người cố vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Thứ tư, rủi ro xuất phát từ việc khách hàng cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng đặc biệt là các đơn vị vay thanh toán L/C và L/C trả chậm. Có nhiều trường hợp khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho nhận hàng trước khi nhận chứng từ giao qua ngân hàng và cam kết thanh toán tiền hàng, đồng

ghi nợ vào tài khoản của mình để thanh toán. Nhưng khi nhận hàng thì doanh nghiệp đã bội ước. Sự bội ước này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do bị thua lỗ, không tiêu thụ được hàng dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Thứ năm, đây là nguyên nhân xuất phát từ hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng gặp lỗi trục trặc kỹ thuật. Ngân hàng Eximbank đã có nhiều cố gắng trong việc hiện đại hóa công nghệ thanh toán như trang bị máy vi tính cho từng thành viên, cập nhật các phần mềm ứng dụng mới nhất trên thế giới, đặc biệt là thực hiện thanh toán theo hệ thống thanh toán tập trung của toàn bộ hệ thống ngân hàng, nối mạng SWIFT thanh toán quốc tế... Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn đang trong giai đoạn đầu ứng dụng nên vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán và cập nhật các nghiệp vụ mới nảy sinh ngày càng tăng của ngân hàng Eximbank Chi nhánh HBT. Đôi khi, việc truyền tin và nhận tin cũng như việc hạch toán còn trục trặc, gây chậm chễ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của hoạt động thanh toán nói chung và hoạt đông thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.

Thứ sáu, đó là khả năng năng thu thập thông tin, đánh giá tình hình doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc phân loại khách hàng chưa được đầy đủ và thiếu chính xác. Có khách hàng có hiện tượng vi phạm cam kết với ngân hàng hoặc tình hình tài chính không lành mạnh nhưng vẫn được thực hiện bảo lãnh. Các quy định an toàn trong ký quỹ đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, cam kết của ngân hàng chưa được áp dụng chặt chẽ. Thậm chí, đối với các L/C thế chấp bằng chính lô hàng cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ ngân hàng khi hàng nhập về nên khi khách hàng đã bán và sử dụng tiền vào mục đích khác mà ngân hàng không phát hiện ra.

Thứ bảy là các vấn đề rủi ro liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, họ vì nể nang trong quan hệ với khách hàng hoặc vì lợi ích riêng mà cố tình vi phạm thông lệ thanh toán quốc tế hay các quy định trong quy trình thanh toán gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của ngân hàng.

từ nói riêng. Tầm quan trọng của giao dịch tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có hành lang pháp lý hoàn thiện để các ngân hàng thực hiện. Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động này ở nước ta còn hẹp, bất cập và chưa đồng bộ. Mặc dù đã có luật ngân hàng, nhưng đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa có riêng một quy chế, văn bản pháp lý nào để hướng dẫn thực hiện giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, chưa có văn bản pháp quy công nhận và hướng dẫn việc áp dụng UCP, URR, URC, Incoterms... Bởi vậy, rất khó cho các đối tác Việt Nam khi có sự khác biệt giữa luật quốc gia với các điều kiện và thông lệ quốc tế nếu có tranh chấp. Thêm vào đó là chính sách thương mại không ổn định, biểu thuế XNK thường xuyên có điều chỉnh thay đổi, thủ tục hành chính lại khá rườm rà, mất thời gian, … Có thể thấy môi trường hoạt động XNK ở nước ta còn nhiều hạn chế, điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp XNK mà còn gây ra nhiều rủi ro về hoạt động thanh toán quốc tế cho các ngân hàng trong nước.

Nguyên nhân cuối cùng, là do những chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta hiện nay. Ta có thể thấy ngay chính sách tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình XNK, thông qua đó ảnh hưởng tới thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro tới phương thức thanh toán L/C ở đây chính là nước ta chưa kiểm soát được một tỷ giá ổn định. Như giai đoạn năm 2010-2011, các quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD của Ngân hàng Nhà nước đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động thanh toán L/C của Chi nhánh. Chẳng hạn ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá VND/USD tăng 9,3%. Tuy đây là những điều chỉnh cần thiết đối với nền kinh tế, song sự tăng đột biến này đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mở L/C mua hàng trả chậm nước ngoài vì tiền hàng thu được là VND, khi đến hạn thanh toán mới chuyển đổi ra USD để thanh toán với nhà xuất khẩu nước ngoài. Do đó, rủi ro ngoại hối trong thời kỳ này là không thể tránh khỏi.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần eximbank chi nhánh hai bà trưng (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w