TMCP EXIMBANK CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng
Là một ngân hàng có thế mạnh về XNK, nên vì thế mà hoạt động thanh toán quốc tế đã trở thành thế mạnh của Chi nhánh, đây cũng là hoạt động đóng góp lớn vào tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, địa bàn mà Chi nhánh đang hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, vì thế mà các món thanh toán dù có nhiều nhưng giá trị thanh toán mỗi món lại không lớn. Hơn nữa đây còn nơi gần Hội sở chính của các Ngân hàng cổ phần nhà nước lớn như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển,… nên việc cạnh tranh để tăng thị phần rất khó khăn.
Mặc dù vậy, hoạt động thanh toán quốc tế luôn nằm được ban lãnh đạo của ngân hàng đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển và mục tiêu của ngân hàng. Nó đã được cụ thể hoá bằng những hành động như hiện đại hoá cơ sở vật chất, từng bước hoàn thiện quy trình thanh toán, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các cán bộ công nhân viên. Nắm bắt được lợi thế của mình với hơn 852 mối quan hệ với các đại lý ngân hàng nước ngoài, Chi nhánh Eximbank HBT luôn được các doanh nghiệp có hoạt động XNK trong địa bàn tin tưởng hợp tác.
Tại ngân hàng Eximbank Chi nhánh HBT áp dụng chủ yếu ba phương thức thanh toán là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (Telegraphic Transfer Reimbursement - TTR), nhờ thu và tín dụng chứng từ. Phương thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn (phương thức TTR) được áp dụng trong thanh toán L/C. Tức là nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. Ngân hàng thông báo sẽ gửi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc ngân hàng phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ gửi tới sau. Nếu trong L/C không cho phép TTR, phải đợi bộ chứng từ về tới ngân hàng phát hành và bị ngâm ở đó 7 ngày làm việc trước khi họ chấp nhận hay từ chối thanh toán.
Biều đồ 2 : Tỷ trọng các phương thức thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng Eximbank Chi nhánh HBT giai đoạn 2009-2011
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo KQKD của Chi nhánh Eximbank HBT) Thực tế tại Chi nhánh HBT cho thấy, phương thức thanh toán TTR luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong thanh toán xuất khẩu. Nguyên nhân chung là các doanh nghiệp trên địa bàn đều là doanh nghiệp nhỏ lẻ, chưa có uy tín trên thị trường. Vì vậy họ luôn yếu thế hơn trong các giao dịch ngoại thương với các tổ chức nước ngoài. Mặt khác giá trị hàng hóa trong các hợp đồng ngoại thương cũng không lớn nên các doanh nghiệp thường chọn phương thức TTR với mức phí thấp, đơn giản và cũng khá an toàn. Mặt khác, phương thức TTR cũng đã hạn chế phần nào rủi ro vì nhà xuất khẩu cũng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C thì ngân hàng mới chuyển tiền cho họ. Phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, đây là phương thức đảm bảo
quyền lợi cho cả hai bên nên thường được sử dụng trong nhiều giao dịch ngoại thương lớn.
Biểu đồ 3: Tỷ trọng các phương thức thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2009-2011.
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo KQKD của Chi nhánh Eximbank HBT) Nếu trong thanh toán xuất khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đang ngày càng chiếm tỷ trọng tăng thêm thì đối với thanh toán nhập khẩu, phương thức này đang có dấu hiệu đi xuống trong những năm vừa qua. Điều này một phần là do nền kinh tế trong nước những năm qua chưa được ổn định nên các doanh nghiệp chủ yếu nhập nhập về các hàng hóa có giá trị nhỏ nên các doanh nghiệp thường chọn phương thức thanh toán TTR vì nó khá đơn giản và hiệu quả. Sự suy giảm cả về tổng giá trị và tỷ trọng trong thanh toán L/C trong những năm gần đây cũng đã cho thấy phần nào những chính sách thu hút các doanh nghiệp tại Chi nhánh chưa phát huy được hiệu quả.
Trong phần này ta chỉ quan tâm đến thực trạng hoạt động của phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng này trong những năm vừa qua.
Bảng 3: Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Eximbank Hai Bà Trưng.
Doanh số
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.Thanh toán L/C xuất khẩu
+ Số món 11 8 49
+ Giá trị (nghìn USD) 423.14 359.02 3,790.48
2.Thanh toán L/C nhập khẩu
+ Số món 299 245 135
+ Giá trị (nghìn USD) 20,817.74 15,352.34 9,798.77
Trong năm 2009, nhờ việc thu hút thêm nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhiều các nghành nghề kinh doanh nên hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh đã tăng lên đáng kể cả về số và lượng. Doanh số thanh toán hàng xuất bằng phương thức L/C tăng 46.15% so với năm 2008 do số món thanh toán tăng lên và trị giá của nó cũng lớn hơn năm trước đó. Doanh số thanh toán nhập khẩu theo phương thức L/C tăng 353.03% về số lượng món và 213.66% về doanh số thanh toán. Như vậy qua bàng trên ta thấy, thanh toán L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá cao. Điều này là do, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu kinh doanh dịch vụ bán buôn bán lẻ, phải nhập hàng nhiều từ nước ngoài,còn các doanh nghiệp sản xuất rất thưa thớt.
Sang năm 2010, tình hình thanh toán xuất khẩu tăng 710.87% so với năm 2009, nhưng chủ yếu lại tăng ở các phương thức thanh toán khác là nhờ thu và TTR. Còn thanh toán theo phương thức L/C lại suy giảm, tuy nhiên giảm không nhiều, nguyên nhân là do sự cạnh tranh từ các ngân hàng cổ phần nhà nước lớn được các doanh nghiệp tin tưởng hơn. Năm 2010 cũng là năm tỷ giá biến động mạnh, về cuối năm tăng mạnh khiến lượng hàng nhập khẩu suy giảm đáng kể. Điều này khiến cho thanh toán nhập khẩu theo phương thức L/C giảm 18.06% về số món và giảm 26.25% về giá trị thanh toán.
Năm 2011, nhờ những chính sách kiểm soát tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã phát huy tác dụng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK trên địa bàn đã được cải thiện. Thêm vào đó nữa là nhờ áp dụng các chính sách mới nhằm thu hút các doanh nghiệp đến với ngân hàng nên tình hình thanh toán xuất khẩu theo L/C tăng mạnh. Tuy nhiên, năm 2011 cũng là năm lạm phát tăng cao ở nước ta, hoạt động kinh doanh buôn bán vì thế gặp nhiều khó khăn khiến lượng hàng nhập khẩu tiếp tục suy giảm mạnh khiến cho thanh toán nhập khẩu theo phương thức L/C giảm 36.28% về giá trị thanh toán so với năm 2010.
Qua thực trạng hoạt động thanh toán của Chi nhánh theo phương thức L/C trong 3 năm qua ta nhận thấy ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn về mảng lĩnh vực này. Một phần là do Chi nhánh còn có tuổi đời khá non trẻ với các ngân hàng khác
nghiệp vốn đã bé nhỏ nhưng lại có quá nhiều các ngân hàng đặt Chi nhánh tại đây. Dù có những thế mạnh nhất định về thanh toán quốc tế, tuy nhiên các chính sách thu hút các tổ chức doanh nghiệp của ngân hàng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hơn.
L/C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại ngân hàng Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng là L/C không huỷ ngang, chiếm tới 92% tổng giá trị thanh toán. Ngoài ra còn có một số L/C khác như L/C không huỷ ngang có xác nhận, L/C chuyển nhượng… nhưng không đáng kể. Thị trường thanh toán lớn nhất của ngân hàng chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á như Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaxia, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore…và gần đây bắt đầu mở rộng ra thị trường Mỹ và Châu Âu.
Về mức độ kí quỹ, ngân hàng Eximbank Chi nhánh HBT luôn xác định mức kí quỹ dựa vào mức độ tin cậy, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng. Thông thường, mức kí quỹ tại Chi nhánh được chia ra làm 3 loại: từ 40-60%, 60-80% cho những khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính tốt, và mức kí quỹ 100% cho những khách hàng mới, ít có quan hệ với ngân hàng. Ngoài ra, mức kí quỹ trên còn phụ thuộc vào đối tượng hàng hoá và phương án kinh doanh của từng thương vụ cụ thể. Mức kí quỹ phổ biến nhất tại Chi nhánh HBT hiện nay là 80- 100%, chủ yếu là các đơn vị quốc doanh, các công ty và tổng công ty lớn trên địa bàn, các mức kí quỹ khác chiếm tỷ trọng rất ít.