Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường THPT trong sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường THPT trong sự nghiệp giáo dục

Cấp trung học phổ thông là bậc học nối tiếp của trung học cơ sở, học sinh đã có kiến thức cơ bản của chương trình phổ thông cơ sở. Một số học sinh không có đủ điều kiện học tiếp, trực tiếp tham gia lao động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, còn lại đa số các em tiếp tục học lên tiếp trương trình trung học phổ thông, hoàn thiện về tri thức, để dự tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp.

Cấp trung học phổ thông có một số đặc điểm cần lưu ý:

Học sinh đã có một lượng vốn kiến thức cơ bản nhất định, sử dụng cách học đã chiếm lĩnh được để học các môn học cơ bản, các môn học này được xây dựng trên những cơ sở khoa học, được hình thành trong lịch sử loài người và của thế hệ đi trước, chúng được xây dựng phù hợp với đặc điểm của từng môn học, phát triển tâm lý và trí tuệ của lứa tuổi.

Giáo dục trung học phổ thông đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều loại hình, được đa dạng hoá, đa số học sinh trong độ tuổi được huy động đến trường. Học sinh tốt nghiệp Cấp trung học phổ thông được phân luồng như sau:

- Tiếp tục học ở các trường đại học, cao đẳng. - Tiếp tục học ở các trường trung học nghề.

- Vào đời tham gia lao động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vì vậy giáo dục THPT có nhiệm vụ: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống” [19;tr18].

Vị trí của Cấp trung học phổ thông:

Đây là bậc học đang chuyển sang sự đa dạng về loại hình, đa dạng hoá các trường học, ở cấp học này, cần phải tính đến sự nối kết liên tục chương trình giáo dục trung học cơ sở, với chương trình mà học sinh sẽ được học ở Cấp trung học phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là bậc học có nhiệm vụ tạo nguồn đáng kể cho đào tạo ở cấp trung học nghề, cao đẳng, đại học nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần có sự tăng cường trong nội dung giáo dục, nội dung đào tạo và giáo dục hướng nghiệp…

- Vai trò của trường trung học phổ thông trong sự nghiệp GDĐT:

Báo cáo chính trị đại hội Đảng IX đã nêu: “Phát triển GD& ĐT là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. [35;tr32]

Để đạt được những mục tiêu cơ bản của phát triển KTXH của đất nước, giáo dục trung học phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân.

Chính vì vậy, văn kiện Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ: “ Phương hướng chung của lĩnh vực GD&ĐT trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNHHĐH tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là thanh niên có việc làm”.

Giáo dục phổ thông trực tiếp góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Trên nền tảng đã đạt được ở các bậc học dưới, giáo dục trung học phổ thông tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần nhân cách học sinh lên một tầm cao mới theo hướng phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Bởi vậy mục tiêu đào tạo ở cấp độ này phải được quan tâm đặc biệt là:

Hình thành ở người học một hệ thống tri thức phổ thông toàn diện, theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới hiện đại, đồng thời kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Học sinh hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, hình thành kỹ năng lao động theo hướng kỹ thuật tổng hợp và những kỹ năng nghề nghiệp phù hợp điều kiện kinh tế xã hội hiện đại.

Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Chỉ có như vậy, giáo dục trung học phổ thông mới hoàn thành sứ mạng là chuẩn bị một cách tốt nhất cho học sinh bước vào đời, với đầy đủ bản lĩnh con người mới của xã hội hiện đại.

Giáo dục trung học phổ thông là khâu đặc biệt quan trọng, giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thành học vấn phổ thông, hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp. Giáo dục trung học phổ thông giữ vai trò “bản lề” của cả một đời người. Tuỳ theo kết quả học tập, rèn luyện, sự phấn đấu và nguyện vọng, học sinh có thể lựa chọn một hướng đi thích hợp cho mình. Nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị một cách tốt nhất, dù cho lựa chọn hướng đi nào, học sinh cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có đủ trình độ, bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng học tập và công tác tốt. Cấp trung học phổ thông là nơi tạo ra những hạt giống tốt cho các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học và đội ngũ lao động có văn hoá cho địa phương, đất nước, đó chính là nguồn lực người. Hiện nay, chất lượng giáo dục là một vấn đề mà toàn xã hội đã và đang quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta phải đối diện với yêu cầu của sự phát triển KTXH nhanh, mạnh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đứng trước một thử thách cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Do vậy giáo dục phải đổi mới và đi trước một bước, tạo tiền đề cho sự phát triển KTXH. Cấp trung học phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng và cần phải được trú trọng nâng cao hơn nữa vai trò của trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.

1.3.2. Yêu cầu của việc quản lý chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn mới

Nghị quyết Đại hội Đảng IX khẳng định “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”. Nâng cao chất lượng là thực hiện tốt 3 nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ. Thực hiện tốt các nhiệm vụ này chính là nâng cao chất lượng dạy học, đó là hiệu quả của giờ lên lớp.

Giáo dục & Đào tạo nước ta đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, nhằm phù hợp với nền khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Việc quản lý dạy học trong các trường trung học phổ thông cũng cần có những thay đổi phù hợp, không những đáp ứng những đòi hỏi mới của nền kinh tế mà còn trước một bước những yêu cầu của nền KTXH đang phát triển. Để nâng cao chất lượng dạy học, các nhà quản lý cần quan tâm tới các yêu cầu quản lý dạy học sau:

- Chú trọng tới việc lập kế hoạch: Xác định mục tiêu, chuẩn mực và thông qua đó, các biện pháp thực hiện mục tiêu phải được tiến hành ngay từ trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, chỉ đạo các bộ phận, từng cá nhân lập kế hoạch cụ thể, đúng quy trình, phù hợp với nhiệm vụ và điều hành hoạt động theo kế hoạch. Các kế hoạch này phải xác định được nhiệm vụ, lý do tồn tại và phát triển, cần thấy được các điều kiện bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, những biện pháp, cách thức, hướng đi và các biện pháp ưu tiên thực hiện để đạt mục tiêu. Các kế hoạch phải dự báo được khả năng về các điều kiện, các nguồn lực. Kế hoạch hành động được xây dựng để cụ thể hoá các bản kế hoạch, mục tiêu và chuẩn mực của sản phẩm giáo dục, qua đó có cơ sở để so sánh, phân tích, đánh giá chất lượng của dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng quy chế, kỷ luật dạy học, thực hiện các chức năng chính trong dạy học, chú ý đến việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong dạy học, đưa các hoạt động vào nề nếp bằng các hệ thống nội quy, quy chế, quy định chặt chẽ. Xây dựng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự cộng tác và giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau trong quá trình dạy học, tạo dựng trạng thái tinh thần, không khí sư phạm lành mạnh làm cho hoạt động dạy học đi vào chiều sâu, có hiệu quả và có tác dụng trực tiếp đến chất lượng dạy học.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt của nhà trường, của địa phương, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ quản lý là tiêu chuẩn hàng đầu để xây dựng và nâng cao chất lượng dạy học nhằm xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện.

- Làm tốt công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đầu vào, thực hiện chặt chẽ qui chế tuyển sinh, sàng lọc đánh giá đúng chất lượng học sinh, có sự phân loại nhằm tiến hành các biện pháp giảng dạy phù hợp với từng loại đối tượng học sinh, cho các em khả năng học được, phù hợp với quá trình nhận thức từng đối tượng để nâng cao chất lượng dạy học.

- Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng, động lực để khuyến khích đội ngũ giáo viên, học sinh. Một trong những hình thức thúc đẩy, động viên việc dạy tốt, học tốt, đảm bảo và nâng cao chất lượng giờ dạy.

- Đặc biệt là chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng là nhấn mạnh tới việc đổi mới phương pháp dạy học và chỉ ra những định hướng: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học… từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học tự nghiên cứu của học sinh ”. Dạy cho học sinh cách tự học, tự tìm tòi phát huy nội lực sáng tạo trong quá trình học tập, là chức năng, nhiệm vụ của thầy giáo để nâng cao chất lượng học sinh.

- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, kết quả các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá phải đạt được các yêu cầu: Kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu nội dung, phương pháp dạy học, đồng thời có các bậc thang điểm cho mỗi loại thông số, hàm chứa các chuẩn mực nhằm cho giáo viên và học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá bản chất, chất lượng thông qua tiêu chuẩn có sẵn, tạo điều kiện cho người quản lý đảm bảo sự lãnh đạo và quản lý chính xác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cường công tác thi đua trong nhà trường, tạo thành phong trào thi đua rộng khắp và sôi nổi trên tất cả mọi mặt công tác.

- Tăng cường xã hội hoá công tác giáo dục, thu hút và phát huy tối đa sức mạnh cộng đồng tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Như vậy, yêu cầu của quản lý trong trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay là quán triệt mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học. Xây dựng các điều kiện nguồn lực cần thiết, các biện pháp có tính khả thi cao, đặc biệt là cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 31)