Thực trạng chất lượng dạy học và quản lý dạy học phân hóa ở các

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng chất lượng dạy học và quản lý dạy học phân hóa ở các

2.4.1. Thực trạng chất lượng dạy học và quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh THPT huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT và căn cứ cơ sở lý luận của đề tài, đã cho thấy các cán bộ quản lý đã nhận thức được HĐDH phân hóa là hoạt động trung tâm của đơn vị, hoạt động này là tiền đề để tổ chức các hoạt động khác. Quản lý tốt hoạt động này sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Từ nhận thức đó, các nhà trường đã xây dựng một hệ thống biện pháp quản lý cụ thể và tập chung chỉ đạo thành công một số khâu của từng nội dung quản lý.

Với mỗi nội dung quản lý HĐDH phân hóa các nhà trường đều chú ý xây dựng được một số biện pháp cụ thể để chỉ đạo hiện thực. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo, với mỗi nội dung quản lý có những biện pháp thực hiện tốt, còn có những biện pháp thực hiện chưa tốt, hiệu quả chưa cao. Chúng tôi thấy chất lượng dạy học và quản lý nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường có những mặt mạnh, mặt yếu sau đây:

a) Ưu điểm

Xuất phát điểm tuyển sinh vào trường thấp, điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn thu nhập chủ yếu là nông nghiệp, việc đầu tư cho hoạt động học tập còn hạn chế. Các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học còn thiếu. Song những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành giáo dục cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBGV và học sinh chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng lên năm sau cao hơn năm trước, góp phần quan trọng trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

b) Nhược điểm:

Với các kết quả đạt ở trên đây chúng tôi thấy còn những mặt tồn tại sau đây: - Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương, của đất nước. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn chưa đồng đều giữa các trường, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi còn ít, tính kế thừa về chuyên môn giữa các thế hệ giáo viên chưa cao. Nhiều giáo viên còn chưa tích cực việc trong tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp dạy học, chưa tích cực sử dụng thiết bị dạy học và tự làm đồ dùng dạy học.

- Việc kiểm tra đánh giá học sinh chủ yếu về hình thức chưa đi sát đối tượng dạy. Việc áp dụng các biện pháp quản lý chưa đồng bộ, cán bộ quản lý cấp tổ chưa được qua đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Đội ngũ CBQL chưa kiên quyết chỉ đạo vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, quản lý việc kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh còn nhiều bất cập.

- Số học sinh có học lực yếu kém đang ngày một tăng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi còn là vấn đề khó khăn do nguyên nhân chủ yếu là học sinh lười học, không chịu tư duy, tìm tòi, khám phá, chưa có phương pháp học đúng cách. Vì vậy, số học sinh giỏi cấp tỉnh còn ít, chưa có học sinh giỏi quốc gia.

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 85)