Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của giáo viên:

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 71)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của giáo viên:

Việc lập kế hoạch của giáo viên là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình hoạt động dạy học của giáo viên và cũng là cơ sở cho việc quản lý giảng dạy.

Để có cơ sở cho giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, hàng năm vào đầu năm học, Hiệu trưởng các trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học xây dựng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường là cơ sở định hướng cho kế hoạch công tác của tổ và từng giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viên. Đồng thời căn cứ vào yêu cầu của các công tác, hội đồng giáo dục nhà trường cũng ra quy định cụ thể về việc xây dựng kế hoạch cá nhân và các biện pháp quản lý việc lập kế hoạch công tác của giáo viên. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch được thể hiện ở bảng 2.11

Bảng 2.11: Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của giáo viên TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Giá trị TB Xếp thứ 1

Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học và nghị quyết hội đồng sư phạm.

12 46 22 10 0 3,7 3

2 Xây dựng những quy định cụ

thể về kế hoạch cá nhân 50 20 20 0 0 4,3 1

3

Tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cá nhân

26 23 21 12 8 3,5 5

4 Thanh tra nhiệm vụ lập kế

hoạch công tác và giảng dạy 24 31 17 18 0 3.6 4 5 Sử dụng kết quả kiểm tra kế

hoạch để đánh giá xếp loại. 25 48 12 5 0 4,0 2

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH CỦA GIÁO VIÊN

3.7 4.3 3.5 3.6 4 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 5 Biện pháp Giá trị trung bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua kết quả điều tra cho thấy, để tạo thuận lợi cho giáo viên các trường đã chú trọng nhiệm vụ cụ thể hoá năm học, hiệu trưởng cũng đưa ra quy định cụ thể về số lượng loại kế hoạch và nội dung cần đạt. Hai nội dung này được đánh giá là thực hiện tốt. Biện pháp tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của giáo viên thường được giao cho các bộ môn vì vậy hiệu quả quản lý chưa cao.

Thực trạng việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp:

Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên có vai trò rất quan trọng, trong thực tiễn giảng dạy của đơn vị cho thấy giáo viên nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giáo viên đó được đồng nghiệp và học sinh đánh giá có chất lượng tốt.

Ý thức được tầm quan trọng của soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên các nhà trường đã đề ra một số biện pháp quản lý cơ bản trong nội dung này. Thực trạng quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của CBGV được thể hiện trong bảng 2.12.

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Giá trị TB Xếp thứ 1 Đề ra những quy định cụ thể về việc

soạn bài và chuẩn bị tiết dạy. 0 30 35 20 5 3,2 5

2

Xây dựng những quy định cụ thể về kế hoạch ca nhân giao cho tổ CM lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của giảng viên

30 35 25 0 0 4,0 1

3 Thường xuyên kiểm tra giáo án

của GV 0 50 25 12 3 3,3 3

4 Tổ chức kiểm tra đột xuất giáo án

của GV 0 30 40 15 5 3,0 6

5 Kiểm tra việc sử dụng tài liệu và

sách tham khảo 0 40 45 5 0 3,3 3

6 Bồi dưỡng năng lực soạn bài và

chuẩn bị lên lớp 0 15 45 25 5 2,7 7

7 Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

VIỆC SOẠN BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI LÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN

3.2 4 3.3 3 3.3 2.7 3.9 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 5 6 7 Biện pháp Giá trị trung bình

Biểu đồ 2.5: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Để quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên các nhà trường đã có những biện pháp sau: Đề ra những quy định về việc soạn bài, giám sát công tác kiểm tra hồ sơ giáo án của các GV theo định kỳ (từng học kỳ) đặt ra quy định thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị lên lớp của các GV nhất là đối với GV trẻ; thực hiện thanh tra hồ sơ GV; bồi dưỡng năng lực soạn bài cho GV và sử dụng kết quả kiểm tra nhiệm vụ soạn bài trong việc đánh giá chất lượng công tác của GV.

Song qua kết quả điều tra đánh giá ở bảng 8.3 cho thấy, việc quản lý soạn bài lên lớp vẫn còn nặng tính hành chính và thường giao cho các tổ chuyên môn. Biện pháp đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài khi thực hiện còn hạn chế, chung chung.

Hạn chế lớn nhất của nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp là tổ chức bồi dưỡng năng lực soạn bài cho GV. GV không phải tất cả đều được đào tạo từ các trường sư phạm mà một số GV được đào tạo từ các trường khoa học kỹ thuật, trường tổng hợp vì vậy mà năng lực soạn bài và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, họ có nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm nhưng do nhiều lý do các nhà trường vẫn chưa đáp ứng được, mặt khác trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới cách thức soạn bài là một nhu cầu cần thiết vì vậy, khi không thực hiện tốt biện pháp bồi dưỡng năng lực soạn bài cho các GV sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của hoạt động dạy học.

Thực trạng quản lý giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn: kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.13.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn

TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Giá trị TB Xếp thứ

1 Xây dựng quy định cụ thể việc

thực hiện giờ lên lớp của 20 31 35 4 0 3,7 4

2 Có kế hoạch quản lý giờ lên lớp

của GV 20 35 33 2 0 3,8 3

3 Đối chiếu sổ ghi đầu bài với kế

hoạch giảng dạy 0 35 34 16 5 3,5 5

4 Thường xuyên theo dõi nề nếp

lên lớp 25 37 28 0 0 3,9 1

5 Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời 0 15 40 25 15 2,6 6

6

Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá, xếp loại thi đua của GV

24 36 30 0 0 3,9 1

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIỜ LÊN LỚP VÀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

3.7 3.8 3.5 3.9 2.6 3.9 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 5 6 Biện pháp Giá trị trung bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các nhà trường đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý nề nếp lên lớp, để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường đã có những biện pháp cụ thể: Xây dựng quy định ghi trong nghị quyết hội đồng chuyên môn về các yêu cầu thực hiện nề nếp lên lớp và tổ chức hoạt động chuyên môn. Đồng thời ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu các nhà trường đã lập kế hoạch quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp và tổ chức hoạt động chuyên môn có kế hoạch phân công lớp trực ban theo dõi nề nếp lên lớp thường xuyên. Để quản lý tốt và nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nề nếp lên lớp đã sử dụng thông tin theo dõi việc thực hiện nề nếp của các GV trong việc đánh giá chất lượng công chức hàng năm và xếp loại thi đua.

Hạn chế: Qua kết quả đánh giá trong bảng 8.4 có hai biện pháp còn hạn chế trong công tác quản lý đó là: Biện pháp kiểm tra nề nếp thông qua việc đối chiếu sổ ghi đầu bài với kế hoạch giảng dạy. Biện pháp này thực hiện chưa có hiệu quả là do công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa sâu sát. Trong những năm vừa qua, số lượng giáo viên các trường còn thiếu, số giáo viên nghỉ sinh con trong năm tương đối nhiều. Vì vậy tổ chức dạy thay, dạy bù của các nhà trường thực hiện chưa được tốt. Việc dạy bù thường do giáo viên tự bố trí vì vậy công tác quản lý theo dõi của ban giám hiệu chưa được tốt (điểm trung bình là 3,1 và 2,6).

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)