Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 121)

9. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp đề xuất

Đánh giá tính cần thiết có 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết. Đánh giá tính khả thi có 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

Để tăng tính khách quan của việc đánh giá, tác giả xin ý kiến của chuyên viên sở GD&ĐT, các cán bộ quản lý và giáo viên có nhiều năm công tác và nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động dạy học và chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Quế Võ

Tổng số người xin ý kiến là: 90 người (Hiệu trưởng, hiệu phó, Chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, GV có thâm niên công tác, lãnh đạo chuyên viên sở GD&ĐT).

Trình độ chuyên môn: Đại học: 78; Thạc sĩ: 12 Thâm niên công tác trung bình là: 10 năm. Số năm làm công tác quản lý trung bình: 7 năm.

Tác giả xin ý kiến đánh giá về 6 nhóm biện pháp. Để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Quế Võ, xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của "Biện pháp quản lý dạy học phân hóa của các trường THPT huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh”

Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng THPT huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh TT Nội dung biện pháp

Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Giá trị T. bình Thứ bậc 3 2 1 X Xi 1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học, daỵ học phân hóa

42 48 0 2,47 4

2 Phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao

chất lượng dạy học phân hóa 42 48 1 2,46 5

3

Quản lý thực hiên quy chế chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn

44 46 0 2,49 3

4

Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại

56 34 0 2,61 1

5 Quản lý hoạt động học tập của học sinh 53 37 0 2,58 2 6 Huy động các nguồn lực nhằm phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 98 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết. Điểm trung bình của các biện pháp tương đối cao từ 2,42 đến 2,61 trong đó hai biện pháp: "Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học", "Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh" có trên 50% số người được hỏi đánh giá là rất cần thiết. Bốn biện pháp còn lại được đánh giá là cần thiết.

Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng về tính khả thi của các biện pháp quản lý nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng THPT

TT Nội dung biện pháp

Tính khả thi Khả thi cao Khả thi Không khả thi Giá trị T. bình Thứ bậc 3 2 1 Y Yi 1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học phân hóa

30 60 0 2,35 5

2 Phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao

chất lượng dạy học phân hóa 32 58 1 2,37 4

3

Quản lý thực hiên quy chế chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn

34 56 0 2,39 3

4

Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại

58 31 1 2,62 1

5 Quản lý hoạt động học tập của học sinh 38 52 0 2,43 2

6 Huy động các nguồn lực nhằm phát triển

cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 28 62 0 2,33 6

Từ kết quả số liệu trong bảng cho thấy: 6 biện pháp đều có tính khả thi. Điều đó có nghĩa các biện pháp đưa ra phù hợp với hoàn cảnh thực tế của trương trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp sẽ được các trương trong huyện Quế Võ đón nhận và áp dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 99 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3: Tổng hợp khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Nội dung biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số X Xi Y Yi D=X Y d2 1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học phân hóa

2,47 4 2,35 5 -1 1

2 Phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao

chất lượng dạy học phân hóa 2,46 5 2,37 4 1 1

3

Quản lý thực hiên quy chế chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn

2,49 3 2,39 3 0 0

4

Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại

2,61 1 2,62 1 0

5 Quản lý hoạt động học tập của học sinh 2,58 2 2,43 2 0 0

6 Huy động các nguồn lực nhằm phát triển cơ

sở vật chất, trang thiết bị dạy học 2,42 6 2,33 6 0 0

Với kết quả tổng hợp trong bảng 3.3 ta có được hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

R=1- ) 1 ( 6 2 6 1 2 n n d i i Trong đó: di : Hiệu số các giá trị thứ tự n: Số các biện pháp đề xuất R=1- ) 1 6 ( 6 ) 0 0 1 1 ( 6 2 =10,058 0,94 Thay các giá trị ta có:

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan R = 0,94 thể hiện tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Được thể hiện ở biểu đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 100 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

2.47 2.37 2.39 2.61 2.58 2.33 2.46 2.49 2.42 2.35 2.62 2.43 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 6 Biện pháp Giá trị trung bình Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Tổng hợp khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua biểu đồ cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, biểu đồ đã thể hiện rất rõ các biện pháp có sự tương ứng về chỉ số giữa 2 cấp độ đó là tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp này, mức tương quan này cũng chỉ ra rằng việc nâng cao nhận thức cho mọi thành viên trong nhà trường là điều cần thiết và phải được ưu tiên hàng đầu kết hợp với xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Huy động các nguồn lực tài chính tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho dạy học, tăng cường quản lý thực hiện quy chế chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn. Như vậy về mặt lý thuyết cũng như thực tế đã có đủ cơ sở để thực hiện đồng bộ các biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 101 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh, có thể đề ra 06 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học, dạy học phân hóa:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học phân hóa ở các trường THPT. Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân hóa.

Biện pháp 3: Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn

Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. Biện pháp 5: Quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Biện pháp 6: Huy động các nguồn lực tài chính tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tính cần thiết và tính khả thi cao. Nếu thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 102 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là vấn đề có tính cấp thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho quê hương, đất nước, các trường trong huyện Quế Võ đã có đóng góp quan trọng. Để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường, cần phải kết hợp nhiều biện pháp, nhưng biện pháp có ý nghĩa chủ đạo có ý nghĩa quyết định là tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn, nhằm đề ra những biện pháp có tính khả thi trong công tác quản lý hoạt động dạy học phân hóa THPT huyện Quế Võ cụ thể là:

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. Đồng thời luận văn tập trung nghiên cứu những quy định về nội dung quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT, những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học phân hóa và chất lượng dạy học của các nhà trường.

Việc nghiên cứu phần lý luận đầy đủ và có hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học phân hóa của các nhà trường từ đó đề ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường.

Luận văn đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học của các nhà trường, luận văn đã khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học, chất lượng dạy học mà các nhà trường đang thực hiện. Qua kết quả khảo sát cho thấy: Các CBQL đã nỗ lực trong việc quản lý, xây dựng được hệ thống các biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong các nhà trường. Có những biện pháp tích cực, thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Song trong công tác quản lý của các nhà trường còn có những nội dung quản lý chưa thật hiệu quả: Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của các tổ, công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hóa và trong công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh kết quả còn nhiều hạn chế.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát hoạt động dạy học, chất lượng dạy học của các trường THPT luận văn đã đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 103 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học, dạy học phân hóa ở các trường THPT.

Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân hóa. Biện pháp 3: Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn.

Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. Biện pháp 5: Quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Biện pháp 6: Huy động các nguồn lực tài chính tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.

2. Khuyến nghị

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Quế Võ có hiệu quả, đồng thời có thể phát huy tác dụng của các biện pháp đã đề xuất, tác giả có một số khuyến nghị sau:

2.1. Với Bộ Giáo dục Đào tạo

Đề nghị chính phủ tăng cường đầu tư ngân sách cho trang thiết bị dạy học. Tiếp tục thay đổi chương trình sách giáo khoa THPT.

Việc đổi mới phương pháp dạy học cần có định hướng chỉ đạo thực hiện cụ thể, sâu sắc hơn.

2.2. Với Sở giáo dục đào tạo Bắc Ninh

Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý từ cấp tổ trở lên được thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm trong tỉnh và với các tỉnh bạn.

Tăng cường hỗ trợ đồng bộ cho các trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện cho dạy học.

Phối hợp với sở Nội Vụ tỉnh, có kế hoạch bổ sung giáo viên cho các trường đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp theo chuẩn của Bộ.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo các cụm trường, gắn với thực tiễn bài học và lớp học cụ thể.

2.3. Với lãnh đạo huyện Quế Võ

Chỉ đạo các hoạt động khuyến học đa dạng và rộng khắp, lấy đó là một tiêu chí đánh giá hoạt động của các đơn vị cơ sở.

Tăng cường công tác kiểm tra, nắm vững và sâu sát quá trình hoạt động dạy học trong các nhà trường trọng địa bàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 104 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiến, NXB Thống kê.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (2002), Một số vấn đề cơ bản về xã hội giáo dục, Khoa Tâm lý Giáo dục Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo Phạm Quang Sáng (2003), Quản lý nguồn lực tài chính trong giáo dục ở nhà trường, Dự án đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội.

4. Chất lượng quản lý và chất lượng giáo dục, bộ giáo dục và đào tạo, dự án đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội 3/2003.

5. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998), Tâm lý học quản lý, NXB giáo dục. 6. Hoàng Chúng (1984), Phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục, NXB thống kê. 7. Nguyễn Gia Cốc (1997), Chất lượng đích thực của giáo dục đào tạo, Nhà xuất

bản giáo dục, Hà Nội.

8. Đỗ Ngọc Đại (2002), Bài giảng Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục Hà Nội.

9. Điều lệ trường THPT, Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội -12/2003.

10. Nguyễn Công Giáp (1997), “Bàn về phạm trù chất lượng và hiệu quả giáo dục”.

Tạp chí phát triển giáo dục.

11. Hà Thế Ngữ Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học, NXB giáo dục, Hà Nội. 12. Phạm Minh Hạc (1997),Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 13. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà Nội. 14. Harold Koontz Cyrilodonnell HeinWihrich (1996), Những vấn đề cốt yếu của

quản lý, Nhà xuất bản KH-KINH Tế, Hà Nội.

15. Trần Bá Hoành (2003), Định hướng cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội.

16. Nguyễn Sinh Huy Nguyễn Văn Lê (1996), Giáo dục học đại cương, NXB giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)