Đặc điểm các trường THPT huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 121)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Đặc điểm các trường THPT huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

Huyện Quế Võ có 5 trường THPT: Quế Võ 1, Quế Võ 2, Quế Võ 3, Phố Mới, Trần Hưng Đạo được đặt ở 5 vị trí khác nhau trên địa bàn của huyện.

Các trường có những điểm chung sau đây:

Quy mô các nhà trường đều lớn, có số lớp, số học sinh đông trong tỉnh. Đội ngũ các thầy cô giáo có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trách nhiệm với công việc được giao, về cơ bản có trình độ tương đối đồng đều, đảm bảo trình độ chuẩn theo luật giáo dục quy định. Nhưng đội ngũ vẫn còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa mạnh, số đông là trẻ mới ra trường, kinh nghiệm trong công tác giảng dạy còn hạn chế. Cơ cấu chưa đồng bộ, còn có môn thừa, môn thiếu, giáo viên phải dạy chéo môn như môn kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp, giáo dục hướng nghiệp…

Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học đã được nhà nước đầu tư song, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, cũng như yêu cầu về công tác đổi mới phương pháp dạy học. Phòng học còn thiếu, có trường phải học 2 ca, phòng học bồi dưỡng chưa có. Thiết bị thí nghiệm còn sơ sài, dụng cụ thiếu không đồng bộ, chưa có phòng riêng còn ghép nhiều bộ môn, phòng học tin số lượng máy ít, chất lượng máy chưa đáp ứng được yêu cầu dạy tin học.Thư viện đầu sách còn ít chủ yếu là sách giáo khoa, sách tham khảo chưa có gì. Chất lượng đầu vào lớp 10 còn rất thấp.

Những điểm khác nhau:

Đội ngũ trường THPT Quế Võ 1 có tuổi đời, tuổi nghề cao hơn, số giáo viên giỏi chiếm tỷ lệ nhiều hơn, tỷ lệ giáo viên trên lớp ổn định dẫn đến chất lượng học sinh cao hơn như tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức văn hoá, học sinh tốt nghiệp, học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh giỏi, học sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng cao hơn 2 trường THPT Quế Võ 2 và THPT Phố Mới (được thể hiện từ bảng 1 đến bảng 9 phần khảo sát thực trạng).

Trường THPT Quế Võ 1 đặt tại trung tâm của huyện, nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, việc đầu tư cho con em học tập của các gia đình được trú trọng hơn, điểm chuẩn vào lớp 10 cao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học, còn trường THPT Quế Võ 2 và Trường THPT Phố Mới đặt ở những địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp việc đầu tư cho con em học tập còn nhiều hạn chế do vậy việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường này là khó khăn hơn.

2.2. Thực trạng chất lƣợng dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THPT huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh

Trong những năm qua, với quan điểm thẳng thắn nhìn đúng sự thật Đảng ta đã chỉ ra những tồn tại trong các mặt hoạt động xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Nghị quyết của hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá VIII Đảng ta đã nêu lên những thành tựu to lớn của ngành giáo dục đào tạo đã đạt được, song cũng chỉ ra những tồn tại yếu kém của ngành đó là: " Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp " hay " Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục đang có nhiều hướng gia tăng". Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại cũng đã được hội nghị chỉ ra đó là "Công tác quản lý giáo dục đào tạo có những mặt yếu kém bất cập".

Như vậy để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là vô cùng quan trọng.

Khảo sát nhận thức về vai trò quan trọng của các nội dung quản lý, tác giả sử dụng phiếu đánh giá có 3 mức độ và tính điểm theo mỗi mức độ rất cần thiết: 3 điểm, cần thiết: 2 điểm và không cân thiết: 1 điểm (điểm trung bình 2).

Với các biện pháp quản lý, tác giả xin ý kiến đánh giá theo 5 mức độ và tính điểm: Rất tốt: 5 điểm, tốt: 4 điểm, trung bình: 3 điểm, chưa tốt: 2 điểm, yếu: 1 điểm (điểm trung bình 3).

Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức:

n K X K K X X i k 1 i i k 1 i i k 1 i i i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó:

X : Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người cho điểm ở mức n: Số người tham gia đánh giá

Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê của bảng tính điện tử Excel: RANK (number,ref,order) (number: giá trị cần tính thứ bậc, ref: danh sách các giá trị, order: trật tự tính thứ bậc).

Nghiên cứu thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT đề tài tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

2.2.1. Chất lượng tuyển sinh của các trường THPT huyện Quế Võ

Qua khảo sát thực trạng tại các trường cho thấy chất lượng tuyển sinh của các trường THPT huyện Quế Võ được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Điểm tuyển sinh vào các trƣờng THPT huyện Quế Võ

TT Trƣờng Năm học 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 1 Trường THPT Quế Võ 1 23 25 26 25.5 25 2 Trường THPT Quế Võ 2 22 23.5 24.5 23.5 23

3 Trường THPT Phố Mới tuyển Xét tuyển Xét tuyển Xét tuyển Xét tuyển Xét

Như vậy, chất lượng văn hoá tuyển sinh đầu cấp ở các trường THPT trong huyện là rất thấp và là một trong những huyện có điểm thi vào lớp 10 thấp nhất trong toàn tỉnh. Trong đó trường THPT Phố Mới không tổ chức thi tuyển vào lớp 10 mà chỉ xét hồ sơ hợp lệ là học sinh có thể vào học lớp 10. Vì vậy ở trường này không thể đánh giá được chất lượng đầu cấp. Trường THPT Quế Võ 1 có tổ chức thi tuyển đầu vào đầu cấp nhưng điểm tuyển sinh rất thấp trung bình năm 2009-2010 là 4,6đ, năm 2010-2011 là 5,0đ, năm 2011-2012 năm là 5,2 năm 2012-2013 là 5,1 và năm 2013- 2014 là 5,0. Trường THPT Quế Võ 2 tuyển đầu vào đầu cấp điểm tuyển sinh cũng rất thấp trung bình năm 2009-2010 là 4,4đ, năm 2010-2011 là 4,7đ, năm 2011-2012 năm là 4,9 năm 2012-2013 là 4,7 và năm 2013-2014 là 4,6. (Phương thức tuyển sinh được tính như sau: Thí sinh thi 3 môn trong đó Văn và Toán là hai môn thi bắt buộc và một môn do sở Giáo dục quyết định. Điểm Văn và Toán nhân hai)

2.2.2. Học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp chuyên nghiệp

Kết quả khảo sát tại các trường cho thấy học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng được thể hiện ở bảng 2.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.2: Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp

TT Trƣờng

Năm Năm Năm Năm

2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

SL % SL % SL % SL %

1 THPT Quế Võ 1 317 50,21 388 52,78 372 51.25 411 58,6 2 THPT Quế Võ 2 181 47,68 195 48,33 264 58,04 273 61,2 3 THPT Phố Mới 115 32,0 157 36,0 162 42,0 173 48,5

Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở mức độ bình thường trong tỉnh. Trong đó chủ yếu đỗ vào các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Còn tỷ lệ đỗ vào các trường đại học tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là các trường thuộc khối sư phạm khối C và khoa học xã hội & nhân văn. Trường THPT Quế Võ 1 có số học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nhiều hơn trường THPT Quế Võ 2 và THPT Phố Mới.

Qua khảo sát chúng tôi thấy chất lượng dạy học ở các trường còn thấp và việc hướng nghiệp cho học sinh còn chưa tốt, đăng ký dự thi vào các trường còn chưa phù hợp với năng lực, học sinh chưa lượng được khả năng kiến thức của mình để chọn trường, ngành nghề dự thi cho phù hợp.

2.2.3. Học sinh giỏi cấp tỉnh

Học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 trong 3 năm học từ 2010-2011 đến năm học 2012-2013 của ba trường qua khảo sát kết quả được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Số lƣợng học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh hàng năm của các trƣờng THPT huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh

TT Trƣờng Năm học

2010-2011 2011-2012 2012-2013

1 Trường THPT Quế Võ 1 5 7 9

2 Trường THPT Quế Võ 2 1 6 7

3 Trường THPT Phố Mới 0 2 3

Chất lượng mũi nhọn đã có tiến bộ rõ rệt nhưng chủ yếu ở trường THPT Quế Võ 1, nơi có cơ sở và có đội ngũ giáo viên có bề dạy kinh nghiệm, còn trường THPT Quế Võ 2 và Trường THPT Phố Mới chất lượng mũi nhọn còn nhiều hạn chế số giải chưa nhiều và đi sâu vào chất lượng giải chúng tôi thấy số giải nhất, nhì, giải 3 hầu như không có, chủ yếu là giải khuyến khích và được công nhận là học sinh giỏi tỉnh. Một điều đáng chú ý là số giải trong kỳ thi học sinh giỏi rất thấp, chưa đạt yêu cầu, nhiều năm chưa có học sinh giỏi ở các môn như, Lý, Hóa, Sinh… và đặc biệt chưa có học sinh nào đạt giải học sinh giỏi quốc gia.

2.2.4. Học sinh tốt nghiệp lớp 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các trƣờng THPT Quế Võ

TT Trƣờng Năm 2010 - 2011 Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 TS % TS % TS % 1 Trường THPT Quế Võ 1 425 99 468 99 486 99,5 2 Trường THPT Quế Võ 2 298 98 273 97 296 99 3 Trường THPT Phố Mới 297 97 281 95 312 97,5

Như vậy qua theo dõi chất lượng tuyển sinh tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm và chất lượng mũi nhọn thì việc nâng cao chất lượng dạy học đã có chuyển biến tiến bộ, song vẫn còn chậm nhất là ở 2 trường THPT Quế Võ 2 và THPT Phố Mới. Vấn đề đặt ra cho công tác quản lý là phải tìm tòi nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

2.2.5. Chất lượng học sinh các trường

Qua khảo sát thực trạng chất lượng chúng tôi thấy kết quả xếp loại 2 mặt văn hoá và đạo đức được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5: Chất lƣợng học sinh các trƣờng THPT Quế Võ từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2012 - 2013 Năm học 2010 - 2011: TT Tên trƣờng Hạnh kiểm (%) Học lực (%) T K TB Y G K TB Y K 1 THPT Quế Võ 1 51.5 40,9 6,8 0,8 0,9 14,4 48,5 34,6 1,6 2 THPT Quế Võ 2 45,0 42,9 9,8 0,4 0,2 11,5 43,2 43,7 1,2 3 THPT Phố Mới 57,8 30,2 8,0 2,3 0,4 14,9 50,3 31,1 3,2 Năm học 2011 - 2012: TT Tên trƣờng Hạnh kiểm (%) Học lực (%) T K TB Y G K TB Y K 1 THPT Quế Võ 1 57,0 33,2 8,5 1,9 1,1 19,3 50,3 26,3 3,1 2 THPT Quế Võ 2 51,0 40,3 8,6 0,1 0,7 23,5 42,3 41,8 1,8 3 THPT Phố Mới 62,2 30,8 5,5 0,9 0,5 15,7 43,0 34,5 6,3 Năm học 2012 - 2013: TT Tên trƣờng Hạnh kiểm (%) Học lực (%) T K TB Y G K TB Y K 1 THPT Quế Võ 1 68,0 27,8 3,4 0,8 2,2 25,7 54,6 16,7 0,7 2 THPT Quế Võ 2 54,5 39,0 5,8 0,6 1,1 18,7 42,5 36,0 1,7 3 THPT Phố Mới 66,8 27,7 4,3 1,1 0,6 21,0 52,8 23,5 2,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy chất lượng dạy học hàng năm có sự chuyển biến và nâng cao, nhưng chỉ số phát triển còn thấp. Qua việc khảo sát cho thấy việc kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh còn chưa chặt chẽ, chưa đúng thực chất, chất lượng học tập ở các trường còn nhiều chênh lệch. Tỷ lệ học sinh xếp loại văn hoá trung binh còn chiếm tỷ lệ khá lớn ở các trường, ngược lại còn rất ít học sinh được xếp loại văn hoá giỏi.

Riêng trường THPT Quế Võ 1 có những điều kiện thuận lợi về CSVC và đội ngũ thì chất lượng và chỉ số phát triển có ổn định và cao hơn. Là khu vực nông thôn, nên có điểm mạnh là học sinh ngoan, có nề nếp, chất lượng đạo đức tương đối ổn định, tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt và khá chiếm tỷ lệ lớn và cao so với mặt bằng chung của tỉnh.

2.2.6. Số lượng và chất lượng giáo viên các trường

Số lượng và chất lượng giáo viên các trường kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Số lƣợng và chất lƣợng giáo viên các trƣờng THPT Quế Võ năm học 2009-2013 TT Tên trƣờng SL giáo viên Đảng viên Trình độ Tuổi nghề (năm) Th.sỹ ĐH CĐ <1 1-5 5-10 10-15 >15 1 THPT Quế Võ 1 112 34 21 91 0 01 14 32 19 18 2 THPT Quế Võ 2 103 18 17 86 0 13 10 15 18 02 3 THPT Phố Mới 89 17 12 77 0 19 31 14 05 02

Bảng 2.7: Số giáo viên xếp loại giỏi các Trƣờng THPT Quế Võ năm học (2009-2013)

TT Trƣờng Năm Năm Năm Năm

2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

1 THPT Quế Võ 1 25 27 27 28

2 THPT Quế Võ 2 21 19 18 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua khảo sát thực trạng chúng tôi thấy đội ngũ giáo viên trường THPT Quế Võ 1 có tuổi đời tuổi nghề cao hơn, số giáo viên giỏi chiếm tỷ lệ nhiều hơn, giáo viên ổn định hơn và CSVC tốt hơn dẫn đến chất lượng học sinh cao hơn, tỷ lệ học sinh xếp đạo đức văn hóa, học sinh tốt nghiệp, các giải học sinh giỏi, học sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng cao hơn.

Như vậy, chất lượng đội ngũ giữa các trường không đồng đều dẫn đến chất lượng học sinh khác nhau. Đội ngũ giáo viên thiếu trong nhiều năm ở tất cả các trường. Một số giáo viên phải dạy hơn 20 tiết/tuần và còn phải dạy chéo môn: Kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp, giáo dục công dân…Trong khi đó một số môn khác giáo viên lại thừa, gây nên sự bất ổn cho phân công lao động và chất lượng dạy học.

Số giáo viên có tuổi nghề, tuổi đời cao nhưng chất lượng dạy học không đồng đều, bên cạnh số giáo viên rất tâm huyết với nghề dạy học, phát huy tốt các kết quả đạt được, gương mẫu trong công tác, còn có một số bộ phận sa sút về ý chí, giảng dạy thiếu nhiệt tình, ít đọc sách, không cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến cách làm, nên số giáo viên này chưa có cách tiếp cận tốt với sự thay đổi của nội dung, chương trình và sự phát triển của xã hội.

Đội ngũ giáo viên mới ra trường chiếm tỷ lệ lớn ở hầu hết các trường, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, rất cần tới sự hướng dẫn của lớp người đi trước.

Đội ngũ CBQL chưa năng động, không sử dụng được hết các thế mạnh của đội ngũ giáo viên, một số tổ trưởng chuyên môn còn thiếu kinh nghiệm không kiểm soát hết tình hình hoạt động của tổ. Số học sinh trên một lớp quá đông, thường là từ 40 45 học sinh một lớp, thậm chí có lớp trên 50 học sinh, năng lực quản lý lớp của giáo viên còn hạn chế nên việc đổi mới phương pháp dạy học còn hết sức khó khăn.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học phân hóa của đội ngũ giáo viên ở các trƣờng THPT huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý các trường THPT huyện Quế Võ

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 121)