Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học:

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 78)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học:

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học cán bộ quản lý các nhà trường đã nhận thức được là cần thiết phải xây dựng hệ thống các biện pháp cụ thể quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá giờ dạy của giáo viên. Trong thực tế các nhà trường đã xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý việc vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên, nhưng trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Do điều kiện trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn thiếu hầu như chưa có. Nội dung chương trình chưa đổi mới. Kết quả khảo sát nhiệm vụ vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy được thể hiện trong bảng 2.14.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.14: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPGD và đánh giá giờ dạy của GV

TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Giá trị TB Xếp thứ

1 Quy định chế độ dự giờ đối

với GV 24 36 30 0 0 3,9 1

2 Tổ chức các tổ bộ môn dự

giờ thường xuyên 0 50 25 12 3 3,3 3

3 Dự giờ đột xuất các GV 0 35 34 16 5 3,1 5

4 Tổ chức các bộ môn rút kinh

nghiệm, đánh giá sau dự giờ 0 20 46 12 12 2,8 7 5 Nâng cao nhận thức về nhiệm

vụ đổi mới PPDH 20 35 33 2 0 3,8 2

6 Bồi dưỡng nâng cao năng lực

phương pháp cho giáo viên 0 15 45 25 5 2,7 9

7

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy học

0 0 30 55 5 2,3 10

8 Tổ chức thao giảng về đổi

mới PHDH 5 20 55 10 0 3,2 4

9 Tổ chức đối thoại với học

sinh về PPDH 0 17 41 31 11 2,8 7

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PPGD VÀ ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN

3.9 3.3 3.1 2.8 3.8 2.7 2.3 3.2 2.8 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Biện pháp Giá trị trung bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 2.14 cho thấy đối với nội dung quản lý việc vận dụng đổi mới PPGD và đánh giá giờ dạy, đã đưa ra hệ thống biện pháp phong phú, đa dạng, thể hiện sự quan tâm của CBQL đối với nội dung này.

Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ GV các nhà trường đã rất quan tâm tới hoạt động dự giờ, xây dựng quy định cụ thể về chế độ dự giờ của mỗi GV (mỗi năm dự giờ 33 tiết, 66 tiết đối với giáo viên tập sự).

Xây dựng kế hoạch dự giờ thường xuyên cho các tổ chuyên môn và ban giám hiệu, đồng thời ban giám hiệu cũng tổ chức dự giờ đột xuất làm cơ sở cho việc đánh giá toàn diện đối với GV. Thông qua dự giờ chỉ đạo các tổ, tổ chức rút kinh nghiệm về nội dung phương pháp và tổ chức hoạt động dạy học trên cơ sở đó góp phần bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ.

Trong nội dung vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học, các nhà trường cũng có sự quan tâm đúng mức và đã đưa ra những biện pháp cụ thể. Tổ chức trao đổi, hội thảo nâng cao nhận thức cho mỗi GV về vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học.

Tổ chức đưa GV đi tập huấn về đổi mới PPGD đồng thời tổ chức hội thảo về đổi mới PPGD trong trường và giữa các trường trong huyện. Việc bồi dưỡng cho GV kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học chưa được quan tâm do điều kiện trang thiết bị còn thiếu.

Mặc dù các nhà trương đã xây dựng được hệ thống các biện pháp khá phong phú để quản lý nội dung vận dụng cải tiến PPGD và đánh giá giờ dạy qua bảng 8.5 cũng cho thấy khi thực thi các biện pháp cũng còn hạn chế. Tổ chức dự giờ đột xuất còn hạn chế, mới chỉ đảm bảo được kế hoạch dự giờ thường xuyên.

Tổ chức dự giờ đều đặn đúng quy định song việc tổ chức rút kinh nghiệm chưa có hiệu quả, đây là hạn chế lớn vì nếu chỉ dừng lại ở việc dự giờ, không phân tích rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy thì hiệu quả của dự giờ không cao.

Hạn chế còn thể hiện ở chỗ, đã đưa ra biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học, hỗ trợ các giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy song cán bộ quản lý các nhà trường cũng không đánh giá cao hiệu quả của biện pháp này.

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, thì việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy có vai trò rất quan trọng nó góp phần làm thay đổi cả hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học.

Nhưng để sử dụng các phương tiện dạy học mới, các kỹ thuật hiện đại thì việc bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực sử dụng ở các phương tiện kỹ thuật (như máy tính, thiết bị dạy học, truy cập và trao đổi thông tin trên mạng) là công việc thường xuyên và lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy việc tổ chức bồi dưỡng của các nhà trường chưa thoả mãn yêu cầu của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá: kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Giá trị TB Xếp thứ 1 Chỉ đạo các bộ môn, GV thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra, thi học kỳ

43 37 4 6 0 4.0 1

2 Xây dựng kế hoạch đổi mới

hình thức kiểm tra và thi học kỳ 0 20 40 19 11 2,7 5 3 Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm

tra sổ điểm của GV 20 25 45 0 0 3,7 2

4 Tổ chức giám sát thi học kỳ 10 10 50 20 0 3,1 4

5 Kiểm tra việc chấm bài thi học

kỳ của các GV 0 15 45 25 5 2,7 5

6 Phân tích kết quả học tập của

học sinh 0 50 25 12 3 3,3 3

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

4 2.7 3.7 3.1 2.7 3.3 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 5 6 Biện pháp Giá trị trung bình

Biểu đồ 2.8: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các nhà trường đã đưa ra các biện pháp trong đó các biện pháp 1,3 được đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện khá tốt. Song trong nội dung quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, một số biện pháp đánh giá thực hiện chưa có hiệu quả đó là: - Nhà trường đã đề ra biện pháp xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhưng hiệu quả của công tác chỉ đạo chưa cao. Đây là hạn chế rất lớn, trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì yêu cầu đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là rất cần thiết, hình thức kiểm tra, đánh giá chi phối rất lớn tới hoạt động học và dạy vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy không thể thực hiện tốt được khi hoạt động kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới.

- Biện pháp tổ chức kiểm tra việc chấm bài của GV hiệu quả chưa cao. Đây là biện pháp có vai trò quan trọng, nhằm nâng cao trách nhiệm của đội ngũ GV trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, có thực hiện tốt biện pháp này thì mới đảm bảo sự công bằng, chính xác trong đánh giá học sinh.

Thực trạng quản lý hồ sơ cá nhân: Hồ sơ cá nhân bao gồm kế hoạch công tác của mỗi GV (kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế hoạch tự học tự bồi dưỡng, kế hoạch chủ nhiệm); Các loại sổ cá nhân (sổ theo dõi chuyên cần, sổ điểm, sổ ghi chép học tập, sổ dự giờ); giáo án và các tài liệu tham khảo.

Việc quản lý nội dung này có vai trò quan trọng, nó đảm bảo cho người quản lý duy trì nề nếp chuyên môn đồng thời hồ sơ cá nhân còn là cơ sở pháp lý đánh giá chất lượng công tác của mỗi GV. Bảng 2.16 đánh giá của QL và GV trong các nhà trường về các biện pháp quản lý hồ sơ cá nhân của GV.

Bảng 2.16: Thực trạng quản lý thực hiện nề nếp hồ sơ chuyên môn của GV TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Giá trị TB Xếp thứ 1 Đề ra những quy định cụ thể về hồ sơ cá nhân. 40 50 0 0 0 4,4 1

2 Chỉ đạo tổ bộ môn định kỳ kiểm

tra hồ sơ cá nhân 25 40 25 0 0 4,0 2

3 Thanh tra đột xuất hồ sơ cá nhân 0 23 54 13 0 2,4 4

4

Nhận xét xụ thể, yêu cầu điều

chỉnh sau kiểm tra 0 18 56 13 3 2,2 5

5 Sử dụng kết quả kiểm tra trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN NỀ NẾP HỒ SƠ CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN

4.4 4 2.4 2.2 3.4 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 5 Biện pháp Giá trị trung bình

Biểu đồ 2.9. Thực trạng quản lý thực hiện nề nếp hồ sơ chuyên môn của GV

Kết quả khảo sát trong bảng 2.16 cho thấy: Ban giám hiệu các nhà trường đã rất coi trọng các biện pháp quản lý hồ sơ cá nhân của các GV. Trên cơ sở những quy định chung của sở Giáo dục & Đào tạo về hồ sơ cá nhân của GV các nhà trường đã cụ thể hoá số lượng và nội dung của từng loại hồ sơ, từ đó chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra hồ sơ cá nhân. Kết quả đánh giá việc thực hiện những quy định về hồ sơ cá nhân đã được ban giám hiệu tham khảo trong đánh giá và xếp loại GV từng học kỳ trong năm học.

Trong các biện pháp quản lý hồ sơ cá nhân, biện pháp thanh tra đột xuất hồ sơ cá nhân và nhận xét, góp ý yêu cầu GV điều chỉnh, hoàn thiện sau kiểm tra ít được sử dụng thể hiện qua kết quả đánh giá trong bảng. Đây là hạn chế của nội dung quản lý này, có loại hồ sơ phải được lập từ đầu học kỳ, đầu năm học và được cập nhật thường xuyên vì vậy nếu chỉ định kỳ kiểm tra theo kế hoạch thì GV rất có thể thực hiện không đúng theo quy định, hồ sơ chỉ là hình thức, như vậy kết quả kiểm tra không khách quan.

Thực trạng quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên: Đánh giá của CBQL và GV trong các nhà trường về các biện pháp quản lý hoạt động tự học tự bồi dưỡng được thể hiện ở bảng 2.17.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.17: Thực trạng quản lý hoạt động tự học tự bồi dƣỡng của giáo viên TT Nội dung biện pháp

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Yếu Giá trị TB Xếp thứ

1 Chỉ đạo các bộ môn định hướng nội

dung tự bồi dưỡng 0 9 52 21 8 2,4 4

2 Tổ chức đăng ký nội dung, kế hoạch

tự bồi dưỡng 10 10 50 20 0 3,1 2

3 Chỉ đạo tổ bộ môn kiểm tra, giám sát

việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng 0 50 25 12 3 3,3 1 4 Thanh tra đột xuất hồ sơ tự bồi dưỡng 0 0 30 55 5 2,3 5 5 Tổ chức GV báo cáo kết quả tự bồi

dưỡng 0 15 40 25 5 2,6 3

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC TỰ BỒI DƢỠNG CỦA GIÁO VIÊN

2.4 3.1 3.3 2.3 2.6 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 5 Biện pháp Giá trị trung bình

Biểu đồ 2.10: Thực trạng quản lý hoạt động tự học tự bồi dƣỡng của giáo viên

Tự học, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ bắt buộc của GV. Ban giám hiệu các nhà trường cũng nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động này, đã chỉ đạo các tổ bộ môn tổ chức cho các GV đăng ký kế hoạch, nội dung tự bồi dưỡng, và chỉ đạo các tổ theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng của các GV trong tổ. Các nhà trường đã có những biện pháp kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch và có yêu cầu báo cáo kết quả tự bồi dưỡng, nhưng những biện pháp này không được thực hiện thường xuyên (thể hiện trong bảng đánh giá). Như vậy, quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng chủ yếu vẫn là giao phó cho các tổ bộ môn, chính vì vậy kết quả quản lý chưa cao. Đây là hạn chế trong quản lý, vì nếu công tác tự học, tự bồi dưỡng không được quan tâm đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giảng dạy của mỗi cán bộ giáo viên và kết quả đào tạo của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu quản lý dạy học phân hóa tại các trường trung học phổ thông huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 78)