Chất lƣợng quản lý nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 25 - 117)

6. Kết cấu của 1uận văn

1.2. Chất lƣợng quản lý nguồn vốn ODA

1.2.1. Khái niệm chất lượng quản lý

Hiệp định vay hoặc viện trợ nƣớc ngoài là các Điều ƣớc quốc tế do Chính phủ hoặc Nhà nƣớc Việt Nam ký hoặc do Cơ quan đƣợc ủy quyền của Nhà nƣớc hoặc Chính phủ Việt Nam ký với Bên nƣớc ngoài (bên cung cấp tài chính) nhằm cung cấp vốn cho Việt Nam để thực hiện chƣơng trình, dự án. Nguồn vốn ODA này thƣờng đƣợc giao cho Bộ tài chính quản lý trực tiếp cho vay lại hoặc ủy quyền cho cơ quan cho vay lại. Trong trƣờng hợp vốn ODA đƣợc ủy quyền cho cơ quan cho vay lại thì Bộ Tài chính (thay mặt chính phủ) và Cơ quan cho vay lại ký hợp đồng Ủy quyền cho vay lại. Theo quyết định của thủ tƣớng chính phủ số 181/2007/QĐ- TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 về ban hành quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nƣớc ngoài của Chính phủ:

Cho vay lại là việc Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ:

Trực tiếp hoặc ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại thực hiện cho vay lại các doanh nghiệp toàn bộ hoặc một phần vốn nƣớc ngoài từ nguồn vay, viện trợ nƣớc ngoài của Chính phủ để đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ có khả năng thu hồi vốn, hoặc;

Cho tổ chức tín dụng trong nƣớc vay lại để cho vay tiếp theo một chƣơng trình tín dụng hoặc hợp phần tín dụng trong một dự án sử dụng vốn vay nƣớc ngoài, hoặc;

Cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng vay lại theo quy định của pháp luật hoặc theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

Từ những khái niệm trên có thể hiểu

quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA tại ngân hàng tại Việt Nam là việc Bộ tài chính thay mặt Chính phủ cho tổ chức tín dụng trong nước vay lại để cho vay tiếp theo một chương trình tín dụng hoặc hợp phần tín dụng trong một dự án sử dụng

vốn vay nước ngoài

.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn ODA

Dựa trên các quy định của Nhà nƣớc và các yêu cầu riêng của Nhà tài trợ, quy chế quy trình của NHPT Việt Nam có các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lƣợng quản lý vốn ODA nhƣ sau:

1.2.2.1. Về mặt định tính

- Việc chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc, Quy chế, quy trình của NHPT Việt Nam, các yêu cầu riêng của Nhà tài trợ. Việc này đã đƣợc thực hiện đúng hay chƣa, còn các tồn tại, thiếu sót gì, nguyên nhân từ phía nhà tài trợ, phía ngân hàng hay phía sử dụng vốn.

- Đóng góp vào sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phƣơng và cả nƣớc. Những chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại có phát huy đƣợc hiệu quả hay không? Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá tuỳ theo tính chất và nội dung của từng chƣơng trình, dự án ODA mà các nhà tài trợ đƣa ra các mục tiêu quản lý khác nhau do đó cũng có rất nhiều các tiêu chí để đánh giá việc quản lý nguồn vốn đó tốt hay không, điều đó đƣợc các nhà tài trợ đánh giá bằng kết quả thực hiện cụ thể nhƣ: Đóng góp của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng GDP; Mức tăng GDP tính theo đầu ngƣời; Mức tăng đầu tƣ trong GDP; Cải thiện các điều kiện về môi trƣờng thông qua một số chỉ số về giảm mức ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí, đất...; Các chỉ số về xã hội nhƣ: tỷ lệ giảm nghèo là bao nhiêu phần trăm? số ngƣời dân biết đọc biết viết là bao nhiêu ngƣời? số công ăn việc làm đƣợc tạo ra sau khi tiếp nhận triển khai các dự án ODA là bao nhiêu? tỷ lệ tử vong và suy dinh dƣỡng ở lứa tuổi trẻ em giảm bao nhiêu ? tỷ lệ tệ nạn xã hội giảm nhƣ thế nào?...; Khả năng hấp thụ vốn ODA theo ngành và lĩnh vực là bao nhiêu?; Mức độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế?; Số lƣợng hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội đƣợc tạo ra ?...;

Bên cạnh đo lƣờng hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA xét trên phƣơng diện tổng thể của nền kinh tế nói trên, các nhà phân tích còn dựa vào một tập hợp các chỉ tiêu định lƣợng trong từng chƣơng trình, dự án ODA để đánh giá. Các chỉ tiêu đánh

giá đƣa ra đối với từng Chƣơng trình/Dự án ODA thƣờng tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực mà dự án triển khai. Ví dụ đối với Dự án TCNT (thuộc ngành ngân hàng) do WB tài trợ thì tiêu chí đánh giá thƣờng tập trung vào một số chỉ tiêu cụ thể và cơ bản sau:

Tốc độ giải ngân nguồn vốn của Dự án có đạt tiến độ đề ra không? chẳng hạn mục tiêu đề ra của dự án là trong vòng 4 năm phải giải ngân hết 100% số vốn vay tức là đạt hiệu quả cao trong quản lý mà dự án đã đề ra.

Thực hiện các chính sách kinh tế mang lại tiếng vang (các chính sách kinh tế lành mạnh.

Có tinh thần trách nhiệm trƣớc công chúng và không có nạn tham nhũng. Trách nhiệm ở đây chính là yêu cầu phải chịu trách nhiệm và giải thích về các hành động đã làm nhằm tiến hành phê bình và chịu trách nhiệm về thất bại của mình (nếu xảy ra). Trách nhiệm giải trình là lĩnh vực cơ quan chính phủ phải chịu trách nhiệm trƣớc cử tri hoặc đông đảo quần chúng về các quyết định của mình.

Tuân thủ pháp luật và các luật về nhân quyền.

Kêu gọi sự tham gia rộng rãi, công khai của các thành phần trong xã hội bao gồm cả những ngƣời nghèo và những ngƣời khó khăn trong tiến trình xây dựng các chính sách.

1.2.2.2. Về mặt định lượng

- Kết quả hoạt động: Đƣợc thể hiện trên các số lƣợng, các chƣơng trình, dự

án đang quản lý; cho vay , thu nợ

, tốc độ tăng trƣởng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ lãi treo.

- Công tác thẩm định dự án: Là việc rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng nhƣ tính khả thi của dự án trƣớc khi quyết định đầu tƣ. Nội dung của thẩm định dự án thƣờng bao gồm: thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế xã hội và thẩm định tài chính, trong đó thẩm định tài chính dự án là một nội dung lớn và rất quan trọng trọng quá trình thẩm định dự án.

- Công tác ký kết hợp đồng tín dụng vay vốn nƣớc ngoài. Có bao nhiêu hợp đồng đã đƣợc ký, việc tuân thủ các quy định trong ký kết hợp đồng, có bao nhiêu hợp đồng đã đƣợc thực hiện.

- Công tác ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các dự án bắt buộc phải ký hợp đồng theo quy định của nhà tài trợ, của nhà nƣớc và của NHPT Việt Nam.

- Công tác kiểm soát chi (giải ngân) vốn ODA: Việc tuân thủ trong công tác kiểm soát chi về hồ sơ, về số liệu và chấp hành các quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc.

- Công tác thu nợ, xử lý nợ, phân loại nợ các dự án vay vốn ODA: Có bao nhiêu dự án trả nợ bình thƣờng, bao nhiêu dự án có nợ quá hạn… việc thu nợ, xử lý nợ, phân loại nợ có đúng quy định của Nhà nƣớc, của NHPT Việt Nam hay không thông qua một số chỉ tiêu đánh giá cụ thể nhƣ:

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả đƣợc khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, NQH chƣa phải là tổn thất của NHTM, đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp bởi không phải tất cả các khoản NQH

này đều dẫn đến tổn thất. :

- Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn

x 100 Tổng dƣ nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng dƣ nợ chƣa thanh toán bị quá hạn. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là số tƣơng đối và tuyệt đối phản ánh mức độ của khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Các chỉ tiêu này càng cao thì khả năng rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn, phản ánh việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng là chƣa tốt. Ngân hàng phải xem xét lại khả năng, đánh giá quy trình, thủ tục cho vay, đặc biệt là xem xét lại khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cho vay. Nếu các chỉ tiêu này thấp hoặc bằng không không có nghĩa hoạt động tín dụng của ngân hàng không có mà khi đó số tiền rủi ro chín

3% là ngân hàng hoạt động tín dụng tốt.

- Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn

x 100 Tổng dƣ nợ cho vay

Nợ quá hạn khó thu là các khoản nợ đã quá hạn một kỳ gia hạn nợ, không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không bán đƣợc, khách hàng thua lỗ triền miên, phá sản... các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trên tổng dƣ nợ cho biết trong 100 đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng nợ quá hạn khó đòi. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng mất vốn của ngân hàng càng cao, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thấp.

- Tỷ lệ = x 100

. Tỷ lệ này là một chỉ tiêu trực tiếp phản ánh rủi ro. Nó cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng bị tổn thất. Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh mức độ có thể gây ra rủi ro trong số nợ quá hạn của ngân hàng. Nợ quá hạn có khả năng tổn thất thƣờng bao gồm những khoản nợ quá hạn có thời gian quá hạn lớn (trên 360 ngày trở lên ). Đối với Ngân hàng việc duy trì các chỉ tiêu này với tỷ lệ cao trong báo cáo tài chính là điều khó chấp nhận. Ngân hàng luôn tìm cách giảm chỉ tiêu này xuống và biện pháp duy nhất là tích cực truy thu các khoản cho vay này. Những khoản này thực sự không thu hồi đƣợc phải hoạch toán và chi phí hoạt động và lấy quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất.

- Tỷ lệ = x 100

Các khoản cho vay đƣợc xoá nợ là những khoản cho vay đƣợc ngân hàng tuyên bố là không còn giá trị và đƣợc xoá khỏi sổ sách. Tỷ lệ này phản ánh tổn thất thực tế của ngân hàng vì đây là những khoản nợ mà ngân hàng sẽ bị mất vốn vì không còn khả năng thu hồi. Vì vậy, nếu chỉ tiêu này tăng thì rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất lớn.

Các khoản tín dụng có vấn đề: là những khoản vay chƣa đến hạn, chƣa đƣợc xem là nợ quá hạn nhƣng trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện thấy

khách hàng có dấu hiệu không trả đƣợc nợ. Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh rủi ro tín dụng.

- Kết quả phân loại nợ và chấm điểm khách hàng: Việc phân loại nợ và chấm điểm khách hàng dựa trên các quy định cụ thể của NHPT Việt Nam để từ đó đƣa ra 05 nhóm nợ và các mức độ đánh giá khách hàng, khách hàng nào tốt, khách hàng nào trung bình, yếu, kém để có những giải pháp xử lý phù hợp với từng trƣờng hợp trong từng khoảng thời gian nhất định. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc các tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm nợ:

* Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:

Các dự án (khoản vay) không có nợ (gốc và lãi) quá hạn và đƣợc Chi nhánh NHPT đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng Hợp đồng tín dụng đã ký;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc Chi nhánh NHPT đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đã quá hạn, đồng thời có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi của số nợ còn lại theo đúng Hợp đồng tín dụng đã ký;

Các dự án (khoản vay) đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại điểm 1.2 Quyết định số 4426/NHPT-XLN.

* Nhóm 2 - Nợ cần chú ý, bao gồm:

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu và đƣợc Chi nhánh NHPT đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng Hợp đồng tín dụng điều chỉnh đã ký;

Các dự án (khoản vay) đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm 1.3 Quyết định số 4426/NHPT-XLN.

* Nhóm 3 - Nợ dƣới tiêu chuẩn, bao gồm:

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã đƣợc gia hạn nợ lần đầu;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ lãi đã đƣợc xoá do khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ theo Hợp đồng tín dụng đã ký;

Các dự án (khoản vay) đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại điểm 1.3 Quyết định số 4426/NHPT-XLN.

* Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ, bao gồm:

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhƣng đã quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Các dự án (khoản vay) đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại điểm 1.3 Quyết định số 4426/NHPT-XLN.

* Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã quá hạn trên 360 ngày;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhƣng đã quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhƣng đã quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả khi dự án (khoản vay) chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Các dự án (khoản vay) mà một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc và/hoặc lãi) đã đƣợc khoanh nợ; nợ chờ xử lý;

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nguồn vốn ODA

1.3.1. Các nhân tố thuộc bên tài trợ

Xuất phát từ mục tiêu cung cấp ODA nói chung, ODA ƣu đãi nói riêng của các nhà tài trợ dành cho các nƣớc nhận viện trợ (các nƣớc đang phát triển) đó là: thúc đẩy tăng trƣởng và giảm nghèo đói ở những nƣớc đang phát triển, đồng tăng cƣờng lợi ích chiến lƣợc và chính trị của các nhà tài trợ đối với các nƣớc tiếp nhận viện trợ. Nói một cách cụ thể hơn là việc cung cấp ODA của những nƣớc giàu dành cho những nƣớc nghèo đều đi kèm với những điều kiện ràng buộc về mặt kinh tế và chính trị nhất định nào đó, do đó công tác quản lý nguồn vốn ODA cũng chịu sự tác động và chi phối của các nhân tố kinh tế và chính trị từ phía các nhà tài trợ, cụ thể:

- Chiến lƣợc cung cấp ODA trong từng thời kỳ của các nƣớc thay đổi: nếu chiến lƣợc cung cấp ODA của các nƣớc thay đổi ví dụ chuyển từ Châu lục này sang Châu lục khác, hoặc từ nƣớc này sang nƣớc khác, hoặc chuyển từ nguồn viện trợ cho không sang cho vay ƣu đãi, hoặc giảm tỷ lệ ƣu đãi trong từng khoản vay... nhằm mục đích mở rộng hoặc thu hẹp các lợi ích về kinh tế và chính trị thì nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến mục tiêu cũng nhƣ công tác quản lý nguồn vốn ODA của quốc gia tiếp nhận tài trợ. Do quốc gia tiếp nhận tài trợ phải thay đổi các cơ chế chính sách quản lý cũng nhƣ thay đổi cơ cấu nguồn vốn ODA theo các chiến lƣợc trên.

- Ngân sách hàng năm mà Chính phủ các nƣớc tài trợ dành cho các nƣớc

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 25 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)