Các nhân tố thuộc bên nhận tài trợ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu của 1uận văn

1.3.2. Các nhân tố thuộc bên nhận tài trợ

1.3.2.1. Những nhân tố khách quan

- Môi trƣờng kinh tế: Môi trƣờng kinh tế dù thay đổi theo chiều hƣớng nào cũng đều tác động tới chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nếu sự thay đổi theo chiều hƣớng tốt thì chất lƣợng của các khoản tín dụng sẽ đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, sự thay đổi theo chiều hƣớng xấu thì sẽ làm cho chất lƣợng các khoản tín dụng xấu đi ngoài ý muốn. Ví dụ khi nền kinh tế có hiện tƣợng lạm phát tăng vọt, giá cả đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tác động xấu đến khả năng thu hồi công nợ của ngân hàng. Hay khi có sự biến động lớn trong tỷ giá do sự thay đổi chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc, đồng nội tệ bị giảm giá, các doanh vốn bằng ngoại tệ mà không có nguồn thu bằng ngoại tệ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Sự biến động về tỷ giá nhƣ vậy cũng khiến các doanh nghiệp phải nhập thiết bị nƣớc ngoài lẽ ra đã vay ngân hàng đủ tiền sẽ trở thành không đủ tiền để nhập gây ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng khoản vay. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là chỉ môi trƣờng kinh tế trong nƣớc này thay đổi sẽ tác động tới chất lƣợng nguồn vốn mà sự thay đổi của môi trƣờng kinh tế thế giới cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị trƣờng, sự biến động về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ ảnh hƣởng tới việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.

- Môi trƣờng chính trị - xã hội: Môi trƣờng chính trị - xã hội ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, nếu môi trƣờng chính trị - xã hội mà bất ổn thì các doanh nghiệp sẽ không dám mạnh dạn đầu tƣ mà chỉ duy trì ở mức tái sản xuất giản đơn để bảo đảm an toàn vốn. Tuy nhiên, không chỉ có tình hình chính trị xã hội mà cả tình hình chính trị - xã hội ở nƣớc ngoài cũng có ảnh hƣởng tới công tác quản lý vốn ODA bởi vì hiện nay các quan hệ kinh tế - xã hội ngày càng đƣợc mở rộng cho nên các loại hình doanh nghiệp đa quốc gia cũng ngày càng tăng cả về số lƣợng và quy mô hoạt động. Vì vậy, mọi biến động về kinh tế - xã hội ở nƣớc ngoài đều có ảnh hƣởng tới tình hình kinh tế, chính trị.

- Môi trƣờng pháp lý: Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế không thể trôi chảy đƣợc. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trƣờng pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dƣới luật chƣa đƣợc đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Nhƣ vậy, pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động quản lý nguồn vốn ODA.

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là kim chỉ nan đảm bảo cho hoạt động quản lý đi đúng quỹ đạo, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong công tác quản lý nguồn vốn ODA của nhà nƣớc.

- Môi trƣờng tự nhiên: Môi trƣờng tự nhiên có một ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng tín dụng của ngân hàng nói chung đặc biệt là tín dụng trung - dài hạn nói riêng bởi vì thiên tai là một yếu tố bất khả kháng, chúng ta không thể dự đoán một cách chắc chắn là khi nào những thiên tai nhƣ bão lũ lụt, hạn hán, hoả hoạn, dịch bệnh… sẽ xảy ra và mức độ ảnh hƣởng, thiệt hại của chúng là nhƣ thế nào. Thông thƣờng khi thiên tai xảy ra, nó thƣờng gây thiệt hại rất lớn cho các ngành sản xuất, dịch vụ, gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng của mình làm cho vốn của ngân hàng đầu tƣ vào các doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị ảnh hƣởng và dẫn tới rủi ro làm giảm chất lƣợng tín dụng.

1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan

* Về phía khách hàng

- Năng lực của khách hàng: Không một khách hàng nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả nhƣng nhiều khi do năng lực có hạn nên họ không

thể thực hiện đƣợc ý đồ của mình. Do hạn chế về khả năng, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống của nhu cầu thị trƣờng hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà hoạt động của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh… Tất cả những điều đó khiến cho chất lƣợng tín dụng bị ảnh hƣởng ngoài ý muốn của cả ngân hàng lẫn khách hàng.

- Sự trung thực của khách hàng: Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã đƣợc ngân hàng thẩm định một cách kỹ càng trƣớc khi ra quyết định cho vay. Nhƣng việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng đã góp phần không nhỏ vào việc đổ bể của các tổ chức tín dụng.

Chẳng hạn nhƣ sử dụng vốn vay đầu tƣ vào tài sản cố định, vào bất động sản, sau đó các tài sản này bị sụt giá dẫn đến việc doanh nghiệp không trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Các doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

- Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng: Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khoa học, không thực hiện kỹ càng… Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp cho dù phƣơng án sản xuất kinh doanh của ngƣời đi vay đã đƣợc tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác đến mức tối đa thì công việc đầu tƣ vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho doanh nghiệp. Ví dụ các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trƣờng cung cấp nhƣ: khi giá cả nguyên vật liệu biến động tăng vọt làm tăng giá thành công xƣởng của sản phẩm, nếu giá bán của sản phẩm không thay đổi nó sẽ làm cho thu nhập tạo ra trên một sản phẩm giảm, làm giảm tổng lợi nhuận đƣợc của cả dự án, ảnh hƣởng xấu tới việc trả nợ ngân hàng. Nếu đảm bảo thu nhập của mình, doanh nghiệp nâng giá bán của sản phẩm lên thì điều này sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn sản xuất bị chậm trễ, dễ dàng vi phạm việc trả nợ ngân hàng về mặt thời hạn.

* Về phía ngân hàng:

- Công tác thẩm định, công tác ký kết hợp đồng, công tác kiểm soát chi, giám sát tiền vay, thu nợ,... là những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lƣợng của khoản vay, chƣơng trình, dự án. Điều kiện tiên quyết là phải thực hiện đúng quy chế, quy trình của ngành, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, nếu thực hiện đúng sẽ giúp phần giảm thiểu tối đa các rủi ro của khoản vay, chƣơng trình, dự án.

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh định hƣớng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của của ngân hàng.

- Chất lƣợng nhân sự: Con ngƣời là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng nhƣ trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc tuyển chọn sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trƣờng đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tƣ vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi đƣợc nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng… sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa đƣợc những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng. Tuy nhên đối với những cán bộ không đƣợc đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ, trong khi ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá vài trò vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trƣờng hiện tại và tƣơng lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án xin vay làm rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Công tác tổ chức của ngân hàng: Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lƣợng tín dụng mà còn tác động tới mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm ảnh hƣởng tới thời gian ra quyết định đối với món vay, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, không theo dõi sát sao đƣợc công việc.

Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng, chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với công việc của mình. Công tác tổ chức ở đây cũng đề cập tới vấn đề giao việc đúng ngƣời, đúng việc. Mỗi một cán bộ cần đƣợc giao cho công việc phù hợp để có thể phát huy hết khả năng và giữa các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để công việc tiến hành nhanh chóng, chính xác. Nếu đƣợc tổ chức tốt, các công việc đối với một món vay sẽ đƣợc thực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm bảo về mặt thời gian vừa không có sự sơ hở nên sẽ làm cho chất lƣợng của món vay đƣợc nâng cao.

- Thông tin tín dụng: Những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp ích rất nhiều cho ngân hàng trong những công việc có liên quan đến việc cho vay, theo dõi và quản lý tiền vay. Thông tin càng chính xác, kịp thời, đầy đủ và toàn diện thì công tác tín dụng của ngân hàng càng đƣợc thực hiện tốt và các rủi ro sẽ đƣợc hạn chế ở mức thấp nhất có thể, chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao hơn. Tuy nhiên nến thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịp thời, chƣa có danh sách phân loại doanh nghiệp, chƣa có sự phân tích đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan, đúng đắn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao làm giảm chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

1.4. uản lý vốn ODA tại một số ngân hàng ở Việt Nam

Vốn ODA gồm hai phần: phần chủ yếu là vốn vay ƣu đãi và một phần viện trợ không hoàn lại, thực chất là nguốn vốn thuộc Ngân sách Nhà nƣớc. Phần vốn ODA đƣợc sử dụng dƣới hình thức cho vay lại thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng nhƣ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam,…

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)