Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48 - 51)

6. Kết cấu của 1uận văn

2.4.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nhƣ đã trình bày một số chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản ở chƣơng I, trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu của công tác quản lý dự án vay vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng công tác quản lý dự án vay vốn ODA, tuy nhiên ngƣời nghiên cứu đã lựa chọn một số các chỉ tiêu cơ bản trong cả quá trình quản lý dự án, cụ thể:

- Mức độ chính xác, toàn diện tài liệu pháp lý của dự án: Khi tiếp nhận hồ sơ (hồ sơ pháp lý, hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tƣ, hồ sơ thanh toán, hồ sơ xử lý nợ …) đều phải đƣợc kiểm tra, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, tính hợp lý, nhất quán về nội dung, số liệu trong hồ sơ; tính hợp lệ về trình tự ban hành văn bản và thẩm quyền ký duyệt; nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định.

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả đƣợc khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, NQH chƣa phải là tổn thất của NHTM, đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp bởi không phải tất cả các khoản NQH này đều dẫn đến tổn thất. - Tỷ lệ nợ quá hạn: - Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100 Tổng dƣ nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết số nợ không đƣợc trả đúng hạn theo cam kết trong HĐTD chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong Tổng dƣ nợ cho vay. Nhằm đảm bảo nguyên tắc an toàn vốn, Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hoạt động tín dụng ĐTPT càng hiệu quả và ngƣợc lại. Tuy nhiên, những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay ĐTPT là không thể tránh khỏi. Vì vậy, thông thƣờng chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định đƣợc coi nhƣ giới hạn an toàn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dƣới 5% là có thể chấp nhận đƣợc.

- Tỷ lệ nợ xấu =

Dƣ nợ xấu

x 100 Tổng dƣ nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu cho thấy trong một đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng bị nợ xấu. Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh mức độ có thể gây ra rủi ro trong số nợ quá hạn của NHPT. Tốc độ gia tăng, giảm của các tỷ lệ nợ xấu: Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng tín dụng trong các thời kỳ so sánh.

Dƣ nợ xấu là dƣ nợ quá hạn đƣợc xếp vào các nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn theo quy định của NHPT Việt Nam.

- Thông qua việc chấm điểm, đánh giá khách hàng: Trong quá trình quản lý vốn vay ODA việc chấm điểm, đánh giá khách hàng giúp ngân hàng kịp thời đề ra biện pháp đôn đốc thu nợ, xử lý nợ và bổ sung tài sản bảo đảm tiền vay (trong trƣờng hợp cần thiết)… Để làm tốt công tác trên Sở Giao dịch I đã ban hành Quy định số 117/QĐ-NHPT.SGDI ngày 27/9/2011 ban hành quy định chấm điểm, đánh giá, xếp hạng chủ đầu tƣ, cụ thể các chỉ tiêu đƣợc đánh giá qua nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính; Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động; Nhóm chỉ tiêu tăng trƣởng; Nhóm chỉ tiêu sinh lời; Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán; Tình hình thu nộp ngân sách; Nhóm chỉ tiêu phi tài chính (năng lực ngƣời điều hành doanh nghiệp, đánh giá bộ phận kế toán, bộ phận phụ trách kinh doanh, năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín với các tổ chức tín dụng, quan hệ với khách hàng, độ tin cậy của Báo cáo tài chính…). Việc đánh giá, chấm điểm, xếp hạng các khách hàng là một biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Qua công tác phân loại dƣ nợ vay: Theo Quyết định số 4426/NHPT-XLN ngày 22/12/2008 của Giám đốc NHPT về việc hƣớng dẫn phân loại nợ, NHPT thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Phân loại dƣ nợ đƣợc chia thành 05 nhóm bao gồm nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 là nợ cần chú ý, nhóm 3 nợ dƣới tiêu chuẩn, nhóm 4 là nợ nghi ngờ, nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn. Trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5.

Kết luận chƣơng 2

Trong Chƣơng 2, Luận văn tập trung vào phƣơng pháp nghiên cứu chất lƣợng quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch I Ngân hàng phát triển Việt Nam bao gồm:

- Các câu hỏi đặt ra Luận văn cần nghiên cứu. - Quy trình nghiên cứu

- Phƣơng pháp nguyên cứu nhƣ: Cơ sở phƣơng pháp luận, phƣơng pháp thu thập thông tin, phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin, phân tích, so sánh…

- Từ sự phân tích, tổng hợp lựa chọn các tiêu chí phù hợp cho việc đánh giá công tác quản lý nguồn ngân sách vốn ODA vay tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 48 - 51)