Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 66 - 89)

6. Kết cấu của 1uận văn

3.3.2.Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng

Phát triển Việt Nam

Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam là đơn vị có quy mô lớn nhất trong hệ thống. Giai đoạn 2008-2013 chứng kiến sự phát triển và lớn mạnh cả về quy mô, phạm vi và mọi mặt hoạt động với sự sáp nhập Chi nhánh Hà Tây, Chi nhánh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, nhân sự cũng nhƣ mọi hoạt động của các Chi nhánh tại các tỉnh này. Cùng với sự lớn mạnh đó hoạt động quản lý vốn ODA đƣợc mở rộng, mở rộng thêm việc quản lý các dự án, trải dài trên nhiều địa bàn cùng với đó là bắt đầu thực hiện việc quản lý vốn ODA của Việt Nam ra nƣớc ngoài.

Sở Giao dịch I là đơn vị quản lý ODA lớn trong toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển, tính đến 31/12/2013 dƣ nợ ODA chiếm 20% dƣ nợ toàn ngành. Việc hoàn thành kế hoạch của Sở Giao dịch I chiếm tỷ trọng lớn trong toàn hệ thống và ảnh hƣởng đến kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ chung của hệ thống Ngân hàng Phát triển.

Thực trạng chất lƣợng quản lý vốn ODA tại Sở giao dịch I có thể đƣợc đánh giá trên các mặt nhƣ sau:

3.3.2.1. Về mặt định tính

* Việc chấp hành luật pháp, các chính sách quy định của Nhà nƣớc, quy chế, quy trình của Ngành.

Việc tuân thủ luật pháp, quy định của nhà nƣớc, của ngành luôn là đòi hỏi đầu tiên trong việc thực thi nhiệm vụ. Đó là một loạt các quy định để quản lý dự án đƣợc hiệu quả, thông suốt từ khi bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đến khi thanh lý dự án.

Cụ thể, trong quá trình quản lý Sở Giao dịch I đã thực hiện nghiêm túc luật pháp của Nhà nƣớc, luật Ngân hàng Nhà nƣớc của tổ chức tín dụng và thực hiện tốt chỉ đạo từ Hội sở chính Ngân hàng Phát triển, tuân thủ đầy đủ quy trình quản lý vốn ODA từ khâu tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến thanh lý hợp đồng.

* Đóng góp vào sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phƣơng và cả nƣớc.

Những chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại thông qua Sở Giao dịch I đã và đang thực sự phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nƣớc.

Về phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch I là nguồn vốn xây dựng hàng trăm km đƣờng giao thông, đƣờng cao tốc đƣợc làm mới, các công trình trọng điểm quốc gia đang đƣợc triển khai nhƣ Xây dựng đƣờng cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Xây dựng đƣờng cao tốc Bến Lức - Long Thành; Xây dựng đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai... với số vốn đầu tƣ hàng chục nghìn tỷ đồng.

Xây dựng hàng nghìn km đƣờng dây tải điện, xây dựng các nhà máy điện, trạm biến áp nhƣ các dự án: Năng lƣợng nông thôn, dự án phân phối hiệu quả, dự án phân phối điện nông thôn, dự án truyền tải và phân phối điện... góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế, ổn định chính trị, nâng cao đời sống cho hàng triệu ngƣời dân trên cả nƣớc.

Xây dựng các nhà máy nƣớc, tăng thêm công suất cấp nƣớc sạch nhƣ các chƣơng trình: Cấp nƣớc Sông Hồng, cấp nƣớc đô thị... Vốn ODA đã góp phần cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nguồn vốn ODA góp phần xoá đói giảm nghèo tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; góp phần thu hút và giải quyết việc làm cho lao động. Điều đó đƣợc thể hiện bằng công tác hỗ trợ vốn từ Sở Giao dịch I đầu tƣ các dự án nhƣ xây dựng các nhà máy chè ở khu vực khó khăn, chƣơng trình Phát triển 40.000 ha Cà phê tại nhiều địa bàn các tỉnh trong cả nƣớc, dự án phát triển giống cây trồng, xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi,…

Nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch I đã góp phần thực hiện chính sách xã hội trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân.

3.3.2.2. Về mặt định lượng

* Số lượng dự án ODA Sở Giao dịch I đang quản lý:

Kết quả hoạt động quản lý vốn nƣớc ngoài tại Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam đƣợc thể hiện:

Bảng 3.3. Tổng số chƣơng trình, dự án ODA Sở Giao dịch đang quản lý

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dự án Ghi thu Ghi chi 80 86 86 86

Dự án Kiếm soát khối lƣợng 20 22 22 22

Dự án giải ngân qua Tài

khoản đặc biệt 3 3 3 3

Dự án giải ngân vốn ODA ra

nƣớc ngoài 2 2 2 2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở Giao dịch I)

Tổng số dự án Sở Giao dịch I đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, cho vay thu nợ ngày càng tăng về số lƣợng, quy mô dự án và các dự án có tính phức tạp hơn. Nhìn biểu trên có thể nhận thấy có sự tăng nhanh giai đoạn năm 2010-2011 với 06 dự án rất lớn mà Sở Giao dịch I đƣợc giao và quản lý, không có sự thay đổi trong giai đoạn năm 2011-2013. Tuy nhiên, khi đánh giá tổng thể thì đây là giai đoạn khó khăn trong việc mở rộng và tăng trƣởng tín dụng ODA, điều này do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác của nhà nƣớc nên khá nhiều các doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc nguồn vốn này. Mặt khác, cũng do khó khăn trong nƣớc nên các nhà tài trợ cũng cân nhắc khi quyết định nguồn vốn tài trợ cho các chƣơng trình, dự án mới do đó cũng ảnh hƣởng tới việc phát triển dự án vay vốn ODA của Sở Giao dịch I.

* Công tác cho vay, thu nợ

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động quản lý vốn nƣớc ngoài tại Sở Giao dịch I

Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu/năm 2010 2011 2012 2103 So sánh 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Doanh số cho vay 1.536,6 2.194,9 2.198,2 4.135,0 658,2 42,8 3,3 0,2 1.936,7 88,1

2 Thu nợ gốc 1.312,9 1.442,4 1.720,3 1.972,3 129,5 9,9 277,8 19,3 251,9 14,6

3 Thu nợ lãi,phí 620,2 616,1 672,7 612,5 -4,1 -0,7 56,6 9,2 -60,1 -8,9

4 Số dƣ 19.569,8 29.070,4 39.798,7 41.961,4 9.500, 48,5 10.728, 36,9 2.162, 5,4

Qua kết quả hoạt động ở trên có thể nhận thấy Doanh số cho vay tăng đều trong các năm trong đó doanh số năm 2013 so với năm 2012 tăng rất nhanh với số tiền là 4.135.041 triệu đồng (88%). Việc tăng này là do trong năm 2013 Phòng đã tập trung tối đa cho công tác giải ngân các dự án vay vốn xây dựng đƣờng cao tốc, các dự án của ngành điện nhƣ: Xây dựng đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, xây dựng đƣờng cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây của Tổng công ty đầu tƣ phát triển đƣờng cao tốc Việt Nam, dự án điện Phân phối truyền tải điện, dự án phân phối hiệu quả của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Các dự án này đang trong giai đoạn đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành công trình đƣa vào sử dụng theo đúng cam kết với nhà tài trợ và quyết định phê duyệt dự án nên nhu cầu sử dụng vốn là rất lớn, điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong chỉ tiêu doanh số cho vay của Phòng năm 2013.

Số thu nợ gốc tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trƣởng năm 2012 tăng nhanh hơn năm 2011. Kết quả thu lãi, phí của năm 2011 thấp hơn năm 2010, năm 2013 thấp hơn 2012 về số tuyệt đối, tuy nhiên phần không thu đƣợc tập trung chính vào các dự án của chƣơng trình phát triển công nghiệp đóng tàu thủy Việt Nam của Vinashine và một số dự án nhỏ khác. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm vẫn đạt tỷ lệ cao, xấp xỉ 100% do các chƣơng trình trên đã đƣợc Chính phủ cơ cấu nợ.

* Công tác thẩm định dự án vay vốn ODA

Thực hiện theo quy định về phân công nhiệm vụ trong công tác thẩm định Sở Giao dịch I, Phòng Thẩm định: Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chủ trì công tác thẩm định tại Sở giao dịch I, thực hiện thẩm định phƣơng án tài chính và phƣơng án trả nợ vốn vay. Phối hợp với phòng Tín dụng (Phòng QLVNN) lập báo cáo thẩm định tổng hợp trình Giám đốc Sở giao dịch I quyết định cho vay (đối với dự án phân cấp) hoặc trình Ngân hàng phát triển Việt Nam xem xét quyết định vay (dự án không phân cấp). Thực hiện năng lực chủ đầu tƣ và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay, sau khi thẩm định xong chuyển báo cáo thẩm định xuống Phòng Thẩm định tổng hợp.

Thực hiện theo sự phân công này Phòng QLVNN đã tích cực, chủ động thẩm định theo đúng hƣớng dẫn của Ngân hàng phát triển Việt Nam tại quy định về công tác thẩm định dự án tại NHPT Việt Nam trong đó thẩm định các nội dung: Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; thẩm định tính hợp lý, nhất quán về nội dung, số liệu trong hồ sơ; thẩm định tính hợp lệ về trình tự ban hành văn bản và thẩm quyền ký duyệt; Nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành văn bản và thẩm quyền ký duyệt. Thẩm định khách hàng vay vốn (Chủ đầu tƣ dự án);

Thẩm định hiệu quả dự án đầu tƣ với các nội dung cơ bản nhƣ: nhận xét, đánh giá thị trƣờng các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án; phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới phƣơng án tài chính, phƣơng án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án; đánh giá phƣơng án chọn địa điểm của dự án; đánh giá công suất thiết kế của dự án; đánh giá công nghệ của dự án… Thẩm định hiệu quả kin tế tài chính của dự án qua các chỉ tiêu: Tỷ suất chiết khấu của dự án; hiện giá sinh lời của dự án; tính theo thu hồi vốn chiết khấu, phân tích độ nhạy của dự án…

Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay: tính hợp lệ của hồ sơ, của tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm…

Thẩm định năng lực tài chính của Chủ đầu tƣ: Về nguyên tắc NHPT Việt Nam không thẩm định năng lực tài chính của Chủ đầu tƣ là UBND tỉnh, thành phố hoặc các dự án theo chỉ định của thủ tƣớng Chính phủ. Tuy nhiên, đối với các dự án phải thẩm định sữ thực hiện đánh giá độ tin cậy của các Báo cáo tài chính, kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng trả nợ; các chỉ tiêu về khả năng thanh toán; các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời; các chỉ tiêu về sức tăng trƣởng; đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ số tính trong bảng lƣu chuyển tiền tệ; các chỉ tiêu về khả năng tự tài trợ của Chủ đầu tƣ; đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tƣ.

Trong năm 2013, theo sự phân công Phòng đã phối hợp với Phòng Thẩm định để thẩm định phƣơng án tài chính, thẩm định hiệu quả dự án đầu tƣ của 03 dự án: Dự án phân phối hiệu quả của Tổng công ty điện lực Miền Bắc, dự án của Tổng

công ty Sông Đà, Dự án của Bệnh viện tai mũi họng Trung ƣơng, các dự án này đang trình NHPT Việt Nam để xin ý kiến.

* Công tác quản lý ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, thanh lý hợp đồng tín dụng:

Căn cứ văn bản giao nhiệm vụ của Hội Sở chính, các tài liệu gửi kèm và hồ sơ vay vốn do Chủ đầu tƣ cung cấp, Phòng QLVNN đã phối hợp và thống nhất với chủ đầu tƣ ký Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay trên nguyên tắc: Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng BĐTV đƣợc ký theo mẫu thống nhất do Tổng Giám đốc ban hành; Hợp đồng có thể kèm theo các phụ lục quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng, phụ lục hợp đồng có hiệu lực nhƣ hợp đồng và nội dung không đƣợc trái với Hợp đồng; Thực hiện thẩm tra ngƣời đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngƣời đại diện có thẩm quyền, kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của ngƣời đại diện có thẩm quyền, ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay trong các trƣờng hợp phải ký sửa đổi… Khi chủ đầu tƣ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, phí Sở Giao dịch I thực hiện thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay,… theo đúng quy định của NHPT Việt Nam

Trong năm giai đoạn 2010-2013 Sở Giao dịch I đã ký 05 hợp đồng theo đúng quy định của NHPT và yêu cầu của các nhà tài trợ.

* Công tác quả lý tài sản bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm và mua bảo hiểm tài sản

Xác định tài sản bảo đảm tiền vay là một yếu tố vô cùng quan trọng để thu hồi nợ khi dự án xuất hiện nợ xấu, nợ quá hạn Ngân hàng Phát triển đã ban hành rất nhiều văn bản hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể việc ký kết và quản lý tài sản bảo đảm cho các hoạt động vay vốn trong đó có vay vốn ODA nhƣ: Quy định 42/QĐ-HĐQL ngày 17/9/2007 của Hội đồng quản lý hƣớng dẫn Quy chế bảo đảm tiền vay; Công văn số 4274/NHPT-PC ngày 22/12/2007 V/v hƣớng dẫn Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT; các công văn sửa đổi bổ sung số 2083/NHPT-PC ngày 15/6/2011; số 3283/NHPT-PC ngày 16/9/2011; Công văn số 971/NHPT-PC ngày 14/4/2014 V/v

hƣớng dẫn quy chế bảo đảm tiền vay; Công văn số 1319/NHPT-XLN ngày 18/5/2014 V/v kiểm tra và báo cáo về TSBĐ tiền vay.

Do nguồn vốn ODA đƣợc cung cấp bởi nhiều nhà tài trợ, có những chƣơng trình, dự án không quy định tài sản bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, với những dự án bắt buộc phải ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay Sở Giao dịch I đã thực hiện ký hợp đồng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của Nhà nƣớc và của Ngân hàng Phát triển; thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất tài sản, đánh giá lại tài sản theo quy định. Yêu cầu chủ đầu tƣ mua bảo hiểm đối với những tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm, khuyến khích chủ đầu tƣ mua bảo hiểm tự nguyên để đảm bảo thu nợ khi có rủi ro bất khả kháng xảy ra. Sở Giao dịch I thực hiện nghiêm túc việc ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các dự án và khoản giải ngân mới.

Bảng 3.5. Công tác bảo đảm tiền vay

STT Chỉ tiêu/năm 2010 2011 2012 2103 So sánh 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Tổng số dự án quản lý 70 86 86 86 16 22,9 0 0,0 0 0,0 2 Số dự án đã ký hợp đồng BĐTV 25 21 21 22 -4 -16,0 0 0,0 1 4,8 3 Số đã đăng ký giao dịch bảo đảm 25 21 21 22 -4 -16,0 0 0,0 1 4,8 4 Số dự án chƣa ký hợp đồng BĐTV 3 3 3 2 0 0,0 0 0,0 -1 -33,3 5 Số dự án không thuộc diện ký HĐBĐ 42 62 62 62 47,6 0 0,0 0 0,0 )

Tuy nhiên, công tác bảo đảm tiền vay qua các năm luôn có những vƣớng mắc trong khâu đăng ký giao dịch bảo đảm do các nguyên nhân khách quan. Quy định về bảo đảm tiền vay còn nhiều điều bất cập, chƣa quy định rõ, nhƣ đối với thế

chấp tài sản hình thành từ vốn vay bằng tài sản là các loại quyền nhƣ quyền khai

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quản lý nguồn ngân sách vốn oda tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 66 - 89)