6. Kết cấu của 1uận văn
1.3.1. Các nhân tố thuộc bên tài trợ
Xuất phát từ mục tiêu cung cấp ODA nói chung, ODA ƣu đãi nói riêng của các nhà tài trợ dành cho các nƣớc nhận viện trợ (các nƣớc đang phát triển) đó là: thúc đẩy tăng trƣởng và giảm nghèo đói ở những nƣớc đang phát triển, đồng tăng cƣờng lợi ích chiến lƣợc và chính trị của các nhà tài trợ đối với các nƣớc tiếp nhận viện trợ. Nói một cách cụ thể hơn là việc cung cấp ODA của những nƣớc giàu dành cho những nƣớc nghèo đều đi kèm với những điều kiện ràng buộc về mặt kinh tế và chính trị nhất định nào đó, do đó công tác quản lý nguồn vốn ODA cũng chịu sự tác động và chi phối của các nhân tố kinh tế và chính trị từ phía các nhà tài trợ, cụ thể:
- Chiến lƣợc cung cấp ODA trong từng thời kỳ của các nƣớc thay đổi: nếu chiến lƣợc cung cấp ODA của các nƣớc thay đổi ví dụ chuyển từ Châu lục này sang Châu lục khác, hoặc từ nƣớc này sang nƣớc khác, hoặc chuyển từ nguồn viện trợ cho không sang cho vay ƣu đãi, hoặc giảm tỷ lệ ƣu đãi trong từng khoản vay... nhằm mục đích mở rộng hoặc thu hẹp các lợi ích về kinh tế và chính trị thì nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến mục tiêu cũng nhƣ công tác quản lý nguồn vốn ODA của quốc gia tiếp nhận tài trợ. Do quốc gia tiếp nhận tài trợ phải thay đổi các cơ chế chính sách quản lý cũng nhƣ thay đổi cơ cấu nguồn vốn ODA theo các chiến lƣợc trên.
- Ngân sách hàng năm mà Chính phủ các nƣớc tài trợ dành cho các nƣớc nghèo thông qua con đƣờng ODA thay đổi: nếu ngân sách dành cho ODA tăng lên hoặc giảm xuống thì nó cũng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn ODA của quốc gia đó, vì số vốn ODA bị thay đổi, do đó danh mục các chƣơng trình, dự án dự kiến tài trợ bằng nguồn ODA cũng thay đổi theo, dẫn đến chính sách sử dụng cũng thay đổi theo.
-Mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa nƣớc tài trợ và nƣớc tiếp nhận viện trợ thay đổi cũng ngay lập tức làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng, công tác quản lý nguồn vốn ODA. Bởi vì các mối quan hệ này thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi khác trong các hoạt động tài trợ ODA.