1. Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt:
Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới, là thành viên của AFTA, WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa để chấp nhận các Tập đoàn dầu khí quốc tế vào hoạt động. Có thể nói đây là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi đối thủ cạnh tranh của họ là những nhà cung cấp chuyên nghiệp, vượt trội hơn hẳn về năng lực và công nghệ.
Cung dầu thô của thế giới ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng. Việc cạnh tranh tìm kiếm nguồn dầu thô cho việc kinh doanh và cho các nhà máy lọc dầu ngày càng gay gắt.
2. Sản lượng dầu thô khai thác của Việt Nam không ổn định:
Dự báo trong những năm tới đây, sản lượng khai thác các mỏ dầu thô chủ lực của Việt Nam sẽ đi xuống, việc đưa vào khai thác các mỏ mới gặp nhiều khó khăn về hạ tầng kỹ thuật, trữ lượng các mỏ mới không lớn. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu dầu thô của PV Oil dự báo sẽ gặp khó khăn và công tác cung cấp dầu thô cho các nhà máy lọc dầu gặp nhiều thách thức.
3. Nguồn cung cấp sản phẩm dầu mỏ vẫn chịu tác động của thị trường quốc tế:
Đến năm 2013 khi cả 3 nhà máy lọc dầu trong nước đưa vào hoạt động cũng chỉ cung cấp được khoảng 70% tổng nhu cầu sản phẩm dầu khí trong nước, số lượng còn lại vẫn phải nhập khẩu. Trong khi đó, tình hình Kinh tế – chính trị các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn luôn tiềm ẩn bất ổn, giá cả có nguy cơ tăng cao, gây khó khăn cho kinh doanh và lập kế hoạch phát triển dài hạn.
4. Các yếu tố khách quan:
Các hoạt động kinh doanh của PV Oil chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố khách quan như: sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới, chủ trương chính sách của Nhà nước về các điều kiện kinh doanh, yêu cầu khách hàng, các điều kiện thị trường và thời tiết v.v….
5. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật:
Hệ thống kho chứa, cầu cảng và phương tiệnvận tải không phát triển kịp với tốc độ tăng trưởng sản lượng và quy mô hoạt động của Tổng công ty.
Nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động kinh doanh và vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của PV Oil trong thời gian đến là rất lớn. Vì vậy việc cơ cấu lại vốn của PV Oil là cần thiết và cấp bách.
6. Yêu cầu về công nghệ, tính chuyên nghiệp ngày càng cao:
Cùng với sự phát triển của thế giới, yêu cầu về chất lượng sản phẩm dầu mỏ, các điều kiện về môi trường ngày càng đòi hỏi cao hơn, dẫn đến chi phí cho chế biến, tồn chứa, bảo quản xăng dầu ngày càng tăng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Sự xuất hiện của các loại nhiên liệu sinh học mới thân thiện với môi trường như xăng sinh học, biodiesel sẽ được ưu tiên phát triển và giảm phụ thuộc vào các loại nhiên liệu truyền thống.
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
Là đơn vị của TĐDK Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực XNK, Kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu.
Tập đoàn giao nhiệm vụ chủ lực tiêu thụ sản phẩm của các NMLD trong nước của Tập đoàn.
Có khả năng tự thu xếp vốn và có sự hỗ trợ tích cực của Tập đoàn.
Cơ cấu bộ máy với đội ngũ cán bộ năng động sáng tạo, được tổ chức khoa học, tinh gọn.
Khả năng thích ứng với diễn biến thay đổi của thị trường chưa cao, thương hiệu PV Oil còn mới trên thị trường.
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế. Năng lực cầu cảng còn thấp, kho trung chuyển còn ít.
Hệ thống đại lý bán lẻ tương đối nhiều song hệ thống trực thuộc PV Oil còn ít và chỉ tập trung ở hai miền Nam và Bắc.
Bộ máy tổ chức ở các đơn vị chưa đủ mạnh.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
Nguồn dầu thô khai thác trong nước ổn định, tiêu thụ phần lớn sản phẩm dầu từ các NMLD của Tập đoàn.
Nền kinh tế Việt Nam phát triển tạo ra nhu cầu xăng dầu ngày càng cao.
Toàn cầu hoá mở ra nhiều cơ hội để mở rộng thị trường quốc tế nhất là thị trường kinh doanh dầu thô còn rất nhiều tiềm năng.
Có thể tăng khả năng cạnh tranh bằng cách hợp tác, liên doanh liên kết với các đơn vị trong ngành.
Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Sản lượng dầu thô khai thác của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Nguồn cung cấp sản phẩm dầu chịu tác động của thị trường quốc tế.
Hệ thống kho chứa, cầu cảng và phương tiện vận tải không phát triển kịp tốc độ tăng trưởng sản lượng và quy mô hoạt động của Tổng công ty.
Yêu cầu về công nghệ chế biến ngày càng cao đòi hỏi chi phí ngày càng lớn trong công tác chế biến, tồn chứa, phát triển các sản phẩm mới.
CHƯƠNG 4 DỰ BÁO SẢN LƯỢNG KHAI THÁC VÀ NHU CẦUTIÊU THỤ DẦU THÔ, SẢN PHẨM DẦU KHÍ TIÊU THỤ DẦU THÔ, SẢN PHẨM DẦU KHÍ
VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KHO CHỨA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2025 GIAI ĐOẠN 2013 – 2025