Phát triển dịch vụ vận tải các sản phẩm dầu:

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 61 - 63)

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỪNG LĨNH VỰC CỤ THỂ

b)Phát triển dịch vụ vận tải các sản phẩm dầu:

- Vận tải xăng dầu đường thủy:

Từng bước phát triển đội tàu vận tải ven biển và viễn dương đáp ứng nhu cầu vận chuyển sản phẩm dầu khí của PV Oil, các nhà máy lọc dầu và các đơn vị trong ngành. Cụ thể yêu cầu phát triển từng giai đoạn như sau:

o Giai đoạn đến 2015: đạt tổng trọng tải khoảng 299.000 DWT, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu vận chuyển của PV Oil.

o Giai đoạn đến 2020: đạt tổng trọng tải khoảng 446.000 DWT, đáp ứng khoảng 90% nhu cầu vận chuyển của PV Oil.

o Giai đoạn đến 2025: đạt tổng trọng tải khoảng 585.000 DWT, đáp ứng 100% nhu cầu vận chuyển của PV Oil.

o Kế hoạch phát triển đội tàu cụ thể như sau:

TT Trọng tải

(DWT)

Nhu cầu phương tiện (số tàu)

Tuyến hoạt động

2010 2015 2020 2025

1 5.000 - 7.000 2 5 10 15 Ven biển, đường ngắn

2 10.000 - 12.000 4 7 8 10

Đường dài, trong nước và quốc tế

3 17.000 - 20.000 2 5 8 10

4 35.000 - 40.000 1 2 3 4

Tổng cộng 142.000 299.000 446.000 585.000

- Vận tải xăng dầu đường bộ:

Kế hoạch phát triển cửa hàng xăng dầu và đội xe bồn như sau:

Giai đoạn

Số lượng cửa hàng thuộc sở hữu của PV OIL

Số lượng xe bồn 100% PV OIL Cổ phần, LD, LK Tổng cộng Đến 2010 100 500 600 300 Đến 2015 200 900 1.100 600 Đến 2020 300 1.600 1.800 900 Đến 2025 400 1.800 2.200 1.200

Từng bước đầu tư phát triển đội xe bồn vận chuyển đường bộ phù hợp với tốc độ tăng trưởng số lượng các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc có cổ phần của Tổng công ty, đảm bảo đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vận chuyển đến các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu của PV Oil và đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu vận chuyển đường bộ cho các đại lý bán lẻ của PV Oil.

- Vận tải xăng dầu bằng đường ống:

Chú trọng phát triển vận tải xăng dầu bằng đường ống trong giai đoạn từ 2016 trở đi, cụ thể như sau:

o Xây dựng đường ống dẫn xăng dầu đến các vùng có giao thông đường thủy và đường bộ khó khăn như khu vực Tây Bắc Bộ, miền Trung và Tây nguyên.

o Đầu tư xây dựng và khai thác các đường ống vận chuyển xăng dầu nối liền giữa các kho đầu mối, kho trung chuyển quốc tế, kho trung chuyển trong nước với các cụm công nghiệp lọc hóa dầu của Tập đoàn, khu công nghiệp …

o Phấn đấu xây dựng 200 km đường ống trong giai đoạn 2016-2020, 300 km đường ống trong giai đoạn 2021-2025, nâng tổng số lên 500 km vào năm 2025.

Phương thức thực hiện:

Huy động vốn từ các nguồn lực bên ngoài, thành lập công ty cổ phần phát triển lĩnh vực vận tải sản phẩm dầu phục vụ nhu cầu của PV Oil và các đơn vị trong ngành. Trong đó PV Oil tham gia khoảng 20% vốn điều lệ.

Nhu cầu vốn đầu tư: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Tổng số vốn: 25.750 tỷ đồng, trong đó vốn PV Oil huy động là: 5.240 tỷ đồng

o Cụ thể:

 Giai đoạn 2011 - 2015: 6.110 tỷ đồng, vốn PV Oil: 1.220 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2016 - 2020: 6.990 tỷ đồng, vốn PV Oil: 1.400 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2021 - 2025: 8.330 tỷ đồng, vốn PV Oil: 1.670 tỷ đồng.

(Chi tiết theo Bảng số 04 đính kèm)

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 61 - 63)