Phân tích môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 32 - 34)

Điểm mạnh:

1. Vị thế PV Oil:

 Là một đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và dịch vụ dầu khí khác.

 Tập trung xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển hạ nguồn hoàn chỉnh của ngành dầu khí.

 Luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

 Được thừa hưởng thương hiệu PetroVietnam.

2. Nguồn cung cấp sản phẩm ổn định:

 Nguồn dầu thô xuất khẩu từ các dự án khai thác trong và ngoài nước ổn định và có thể chủ động xây dựng kế hoạch.

 Được Tập đoàn giao nhiệm vụ chủ lực tiêu thụ sản phẩm dầu từ các NMLD trong nước của Tập đoàn.

3. Khả năng tài chính:

 Có khả năng tự thu xếp vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển theo sự phân công của Tập đoàn.

 Nhận được sự hỗ trợ tích cực của Tập đoàn trong việc thu xếp vốn.

4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hiệu quả:

 Bộ máy quản lý, điều hành Tổng công ty đã được tăng cường, củng cố với đội ngũ cán bộ thật sự tâm huyết, năng động và sáng tạo.

 Tổng công ty được tổ chức khoa học, tinh gọn và lấy mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo cho hoạt động.

 Cơ chế phân cấp quản lý của Tổng công ty tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đạt hiệu quả cao.

 Ứng dụng các giải pháp quản trị tiên tiến trên thế giới vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Tổng công ty, ý thức cải tiến không ngừng nhằm hoàn thiện công tác quản lý - điều hành Tổng công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

II. Điểm yếu:

1. Khả năng cạnh tranh thấp:

 Thương hiệu PV Oil còn mới trên thị trường.

 Khả năng đáp ứng và đưa ra các giải pháp đối với các diễn biến thay đổi của thị trường chưa cao.

 Chưa phát huy hết sức mạnh là đơn vị thành viên của Tập đoàn chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị dịch vụ dầu khí.

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống phân phối còn hạn chế:

 Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thị phần, mở rộng sản xuất kinh doanh. Năng lực cầu cảng khả năng tồn chứa của kho đầu mối, kho trung chuyển còn hạn chế.

 Hệ thống phân phối chưa thật sự bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường. Bên cạnh hệ thống đại lý bán lẻ tương đối nhiều thì hệ thống cửa hàng xăng dầu thuộc PV Oil còn ít và chỉ tập trung ở hai miền Nam và Bắc.

3. Bộ máy tổ chức các đơn vị chưa đủ mạnh:

 Sự phối hợp với Tổng công ty chưa thật sự hiệu quả và nhanh nhạy để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung.

 Công tác quản lý hàng hóa và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các đơn vị gặp nhiều khó khăn do các thiết bị lắp đặt tại các đơn vị chưa đồng bộ, việc ứng dụng khoa học công nghệ triển khai còn chậm.

1. Nguồn cung cấp sản phẩm ổn định:

 Nguồn dầu thô khai thác trong nước trong những năm đến dự báo tương đối ổn định giúp PV Oil hoàn thành nhiệm vụ cung cấp dầu thô cho các NMLD và xuất khẩu.

 Các NMLD trong nước, trước mắt là NMLD Bình Sơn, đi vào hoạt động trong những năm tới giúp PV Oil chủ động nguồn cung sản phẩm dầu, thực hiện kinh doanh trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hoạt động dầu khí trong nước dự báo trong những năm tiếp theo là rất bận rộn, PV Oil có cơ hội thực hiện tốt công tác cung cấp thiết bị, dịch vụ dầu khí.

2. Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế:

 Nền kinh tế Việt Nam phát triển tạo ra nhu cầu xăng dầu ngày càng cao.

 Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội đối với toàn bộ hoạt động của PV Oil.

 Các NMLD trong nước đi vào hoạt động tạo nguồn cung lớn về sản phẩm dầu cho PV Oil mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Hệ thống phân phối và kinh doanh xăng dầu ở các vùng sâu, vùng xa và các nước trong khu vực như Lào, Campuchia… vẫn chưa phát triển, còn nhiều cơ hội để đầu tư.

 Thị trường quốc tế kinh doanh dầu thô còn rất nhiều tiềm năng.

3. Tăng khả năng cạnh tranh:

 PV Oil có thể hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị khác ngành hoạt động trong cùng lĩnh vực để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cũng như tận dụng được các nguồn lực.

 Quá trình hội nhập sẽ giúp PV Oil đầu tư và tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, nâng cao trình độ quản lý và nhân lực chuyên ngành, góp phần tăng vị thế cạnh tranh của PV Oil.

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 32 - 34)