Hệ thống phân phối:

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 54 - 61)

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỪNG LĨNH VỰC CỤ THỂ

b) Hệ thống phân phối:

Chiến lược phát triển hệ thống phân phối, khách hàng tiêu thụ để đảm bảo đạt kế hoạch sản lượng tiêu thụ giai đoạn đến năm 2025 như sau:

- Các đại lý bán lẻ: Giữ vững và phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thông qua các đại lý, tổng đại lý của PV Oil; từng bước phát triển các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc có vốn góp chi phối của PV Oil đạt tỷ lệ 17% trên tổng số các đại lý bán lẻ vào năm 2010, tăng lên 20% vào năm 2015 và giữ ở mức trên 25% từ năm 2020 trở đi. Cụ thể kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ như sau:

Giai đoạn

Hệ thống phân phối (cửa hàng)

Tỷ lệ sở hữu 100% PV Oil Cổ phần, LD, LK Đại lý bán lẻ Tổng cộng Năm 2009 25 32 2.500 2.557 2% Đến 2010 100 500 3.000 3.600 17% Đến 2015 200 900 4.400 5.500 20% Đến 2020 300 1.600 6.100 8.000 24% Đến 2025 400 1.800 6.600 8.800 25%

- Các khách hàng công nghiệp, nhà thầu dầu khí: Chú trọng phát triển mạnh mẽ khối khách hàng này, phấn đấu đạt tỷ trọng sản lượng tiêu thụ của khối khách hàng công nghiệp trên tổng sản lượng toàn công ty bằng 25-30% từ năm 2020 trở đi. - Cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của Công ty giai đoạn 2020-2025 như sau: Bán lẻ trực

tiếp 25%, bán qua hệ thống đại lý 50%, bán cho khách hàng công nghiệp 25%.

Phương thức đầu tư:

- Phát triển hệ thống tiếp nhận tồn chứa và phân phối theo nguyên tắc tận dụng tối đa mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển PV Oil, cụ thể như sau:

o Thành lập các công ty cổ phần do PV Oil nắm cổ phần chi phối hoặc các công ty liên kết với các cổ đông là doanh nghiệp địa phương có sẵn cơ sở hạ tầng như quyền sử dụng đất, cầu cảng để thực hiện đầu tư xây dựng cảng tiếp nhận kho chứa và cửa hàng bán lẻ.

o Để rút ngắn thời gian đầu tư PV Oil sẻ tham gia vào hệ thống các công ty kinh doanh xăng dầu đã có sẵn hệ thống tồn chứa và phân phối bán lẻ bằng việc đầu tư mua lại cổ phần của các Công ty này đồng thời cử đại diện PV Oil tham gia quản lý điều hành.

o Đối với việc phát triển hệ thống kho đầu mối và trung chuyển: xác định sức chứa phù hợp trong từng giai đoạn đầu tư để khai thác hết công suất và sẽ mở rộng ở các giai đoạn tiếp theo khi có nhu cầu.

o Đối với việc phát triển hệ thống các cửa hàng bán lẻ theo các phương thức sau:

 Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, tài trợ, quảng cáo với các đại lý bán lẻ để họ trở thành đại lý phụ thuộc của PV Oil.

 Mua lại các cửa hàng bán lẻ sẵn có.

 Góp vốn xây dựng cửa hàng bán lẻ mới với các cá nhân và tổ chức có quyền sử dụng đất ở địa điểm thuận lợi.

o Đối với việc xây dựng các kho trung chuyển quốc tế và dự trữ xăng dầu đòi hỏi công nghệ cao và vốn lớn: liên doanh với các đối tác nước ngoài để tiếp thu công nghệ và nguồn vốn.

- Phương thức tổ chức quản lý: Công ty mẹ (PV Oil) cử người đại diện quản lý phần vốn góp tại các công ty con, quản lý bằng các quy định, quy chế trên cơ sở giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm bao gồm: sản lượng, doanh thu, giá vốn, chi phí, lợi nhuận ...

Nhu cầu vốn đầu tư:

- Vốn đầu tư phát triển hệ thống tồn chứa trong nước:

o Tổng số vốn: 67.490 tỷ đồng, trong đó vốn PV Oil huy động là: 25.330 tỷ đồng

o Cụ thể:

 Giai đoạn đến năm 2010: 5.450 tỷ đồng, vốn PV Oil: 2.060 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2011 - 2015: 10.400 tỷ đồng, vốn PV Oil: 4.290 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2016 - 2020: 22.000 tỷ đồng, vốn PV Oil: 8.080 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2021 - 2025: 29.640 tỷ đồng, vốn PV Oil: 10.900 tỷ đồng. - Vốn đầu tư phát triển hệ thống phân phối trong nước:

o Tổng số vốn: 16.070 tỷ đồng, trong đó vốn PV Oil huy động là: 6.900 tỷ đồng

o Cụ thể:

 Giai đoạn đến 2010: 2.715 tỷ đồng, vốn PV Oil: 1.770 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2011 - 2015: 3.250 tỷ đồng, vốn PV Oil: 1.430 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2016 - 2020: 6.800 tỷ đồng, vốn PV Oil: 2.635 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2021 - 2025: 3.300 tỷ đồng, vốn PV Oil: 1.760 tỷ đồng.

(Chi tiết theo Bảng số 01 đính kèm)

o Phương thức huy động vốn:

 Đối với các dự án PV Oil đầu tư 100%: Huy động từ vốn chủ sở hữu, các quỹ của Công ty và các nguồn khác 30%, vay 70%.

 Đối với các dự án Liên doanh, Liên kết: PV Oil và các cổ đông khác góp 50% TMĐT của dự án, phần còn lại sẽ do công ty LD, CP mới thành lập tự

huy động. PV Oil sẽ tham gia 29% vốn điều lệ (đối với kho), 30% (đối với các CHXD) và theo tỷ lệ tự bổ sung 30%, vay 70%.

3. Phát triển sản xuất và chế biến dầu khí:

Trên cơ sở trữ lượng tiềm năng và dự báo sản lượng khai thác dầu trong nước và chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí của Tập đoàn đến năm 2025, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dầu khí của ngành và đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chiến lược phát triển lĩnh vực chế biến dầu khí của PV Oil được xác định như sau: - Giai đoạn 2013-2015:

o Sản xuất dầu mỡ nhờn: Chú trọng phát triển các loại dầu nhớt chất lượng cao. Phát huy tối đa công suất của hai nhà máy hiện có nâng tổng công suất chế biến dầu mỡ nhờn của PV Oil lên 20.000 - 30.000 tấn/ năm.

o Sản xuất xăng dầu: Đầu tư xây dựng thêm 01 nhà máy sản xuất xăng tại miền Trung theo các dự án phát triển công nghiệp khí của Tập đoàn công suất 400.000 - 500.000 tấn/ năm, nâng tổng công suất chế biến xăng của PV Oil lên 800.000 - 1.000.000 tấn/ năm.

o Sản xuất dung môi, hóa chất, chất dẻo: Góp vốn đầu tư mở rộng công suất của Công ty liên doanh LG Vina đạt sản lượng 50.000 tấn DOP/ năm và xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu chất dẻo (PP) và một số sản phẩm hóa dầu khác công suất khoảng 80.000 - 100.000 tấn/ năm tại cụm hóa dầu Nghi Sơn theo hình thức góp vốn liên doanh với nước ngoài, nâng tổng công suất sản xuất hóa chất lên 100.000 - 120.000 tấn/ năm.

o Sản xuất nhiên liệu sinh học: Đầu tư xây dựng thêm 01 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học như gasohol, biodiezel … tại miền Nam Trung Bộ, nâng tổng công suất chế biến nhiên liệu sinh học của PV Oil lên 300.000 - 400.000 tấn/ năm.

- Giai đoạn 2016-2020:

o Sản xuất dầu mỡ nhờn: Sản xuất các loại dầu nhớn có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm dầu nhớt của thị trường, gắn liền với cụm công nghiệp lọc hóa dầu số 2 và 3 của Tập đoàn có công suất khoảng 30.000 tấn/ năm, đồng thời đầu tư xây dựng thêm một Nhà máy sản xuất dầu mỡ nhờn tại Miền Trung có công suất 10.000 tấn/năm, nâng tổng công suất chế biến dầu mỡ nhờn của PV Oil lên 35.000 - 40.000 tấn/ năm.

o Sản xuất xăng dầu: Đầu tư xây dựng thêm 01 nhà máy sản xuất xăng tại miền Bắc từ nguồn condensate trong nước và naptha/condensate nhập khẩu có công suất khoảng 300.000 tấn/ năm, nâng tổng công suất chế biến xăng của PV Oil lên khoảng 1.300.000 tấn/năm.

o Sản xuất dung môi, hóa chất, chất dẻo: Đầu tư xây dựng các dự án sản xuất sợi tổng hợp (PET) trong cụm hóa dầu tại Đông Nam Bộ công suất 100.000 tấn/ năm, nâng tổng công suất sản xuất hóa chất lên 180.000 - 200.000 tấn/ năm.

o Sản xuất nhiên liệu sinh học: Đầu tư mở rộng, nâng cấp các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học hiện có, xây mới thêm 01 nhà máy tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nâng tổng công suất chế biến nhiên liệu sinh học của PV Oil lên 600.000 - 800.000 tấn/ năm.

o Sản xuất nhựa đường: Xây dựng nhà máy sản xuất nhựa đường công suất 100.000 - 200.000 tấn/ năm trong cụm hóa dầu số 2 theo hình thức góp vốn liên doanh trong nước và nước ngoài.

- Giai đoạn 2021-2025:

o Sản xuất dầu mỡ nhờn: Phát huy công suất tối đa của 3 Nhà máy hiện có lên 40.000 tấn/ năm, góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu thụ dầu mỡ nhờn trong cả nước.

o Sản xuất xăng dầu: Đầu tư xây dựng thêm 01 nhà máy sản xuất xăng tại Tây Nam Bộ theo các dự án phát triển công nghiệp khí của Tập đoàn công suất khoảng 300.000 - 500.000 tấn/ năm, nâng tổng công suất chế biến xăng của PV Oil lên 1.800.000 - 2.000.000 tấn/năm.

o Sản xuất dung môi, hóa chất, chất dẻo: Đầu tư xây dựng các dự án sản xuất chất dẻo PVC, LAB trong cụm hóa dầu tại Đông Nam Bộ công suất khoảng 100.000 tấn/ năm, nâng tổng công suất sản xuất hóa chất lên 300.000 - 500.000 tấn/ năm.

o Sản xuất nhiên liệu sinh học: Đầu tư mở rộng, nâng cấp các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học hiện có, nâng tổng công suất chế biến nhiên liệu sinh học của PV Oil lên 1.000.000 - 1.200.000 tấn/ năm.

o Sản xuất nhựa đường: Xây dựng nhà máy sản xuất nhựa đường công suất 100.000 - 200.000 tấn/ năm trong cụm hóa dầu số 3 theo hình thức góp vốn liên doanh trong nước và nước ngoài, nâng tổng công suất sản xuất nhựa đường của PV Oil lên 300.000 - 400.000 tấn/ năm.

Bảng tổng hợp sản lượng sản xuất và chế biến hàng năm của PV Oil trong các giai đoạn cụ thể như sau:

Lĩnh vực chế biến

Sản lượng sản xuất và chế biến hàng năm (nghìn m3/ tấn)

2008 –2010 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2025 - Sản xuất dầu mỡ nhờn các loại: + Dầu nhờn động cơ chất lượng cao cho xe gắn máy, xe ô tô vận tải

10-15 20 - 30 35 - 40 40

Lĩnh vực chế biến

Sản lượng sản xuất và chế biến hàng năm (nghìn m3/ tấn)

2008 –2010 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2025

công cộng, thương mại. + Dầu nhờn công nghiệp. + Dầu nhờn hàng hải. + Mỡ bôi trơn

- Sản xuất xăng các loại, xăng cao cấp

400 – 500 800 - 1.000 1.100 -

1.300

1.800 –2.000 2.000 - Sản xuất dung môi,

hóa chất các loại: + Dung môi làm nguyên

liệu pha chế keo dán, sơn, thuốc trừ sâu, chế phẩm y tế, mực in ... + Các loại hóa chất DOP + Các loại chất dẻo PE,

PP, PVC, PS, PU ..

30 100 - 120 180 - 200 300 - 500

- Sản xuất nhiên liệu sinh học các loại như gasohol, biodiesel, ...

100 300 - 400 600 - 800 1.000 -

1.200 - Sản xuất nhựa đường

các loại: dạng đặc, lỏng, nhũ tương .. 100 – 200 300 - 400 Tổng cộng 540 – 630 1.230 - 1.560 2.040 – 2.570 3.520 – 4.250

Phương thức đầu tư:

- Khôi phục và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu truyền thống dầu nhớt VIDAMO của ngành dầu khí.

- Thành lập các công ty liên doanh với các công ty dầu khí đa quốc gia, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế để đầu tư vào sản xuất các loại dung môi, hóa chất, chất dẻo, sợi tổng hợp, nhựa đường..., từng bước đưa thương hiệu của PV Oil phát triển lớn mạnh. Đồng thời tận dụng tối đa các nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ từ bên ngoài để đầu tư phát triển PV Oil.

Nhu cầu vốn đầu tư:

o Tổng số vốn: 18.120 tỷ đồng, trong đó vốn PV Oil huy động là: 3.250 tỷ đồng

o Cụ thể:

 Giai đoạn đến 2010: 650 tỷ đồng, vốn PV Oil: 190 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2011 - 2015: 3.5100 tỷ đồng, vốn PV Oil: 680 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2016 - 2020: 6.240 tỷ đồng, vốn PV Oil: 1.050 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2021 - 2025: 7.720 tỷ đồng, vốn PV Oil: 1.330 tỷ đồng.

(Chi tiết theo Bảng số 02 đính kèm)

o Phương thức huy động vốn:

 Đối với các dự án sản xuất dầu mỡ nhờn, xăng, nhiên liệu sinh học: vốn PV Oil tham gia (tự bổ sung và đi vay) là 29% TMĐT, vốn dự án đi vay là 50%, vốn góp của các đối tác là 21%.

 Đối với các dự án hóa chất, nhựa đường: vốn PV Oil tham gia (tự bổ sung và đi vay) là 10% TMĐT, vốn dự án đi vay là 50%, vốn góp của các đối tác là 40%.

4. Phát triển kinh doanh các sản phẩm dầu:

Phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu, trong nước và quốc tế, bao gồm:

- Giai đoạn 2013-2015:

o Tiếp tục củng cổ vị trí của PV Oil, gia tăng các hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống phân phối và tồn chứa làm cơ sở để mở rộng thị trường và gia tăng thị phần từ 16% lên 35% trong nước.

o Thâu tóm các Công ty kinh doanh trong cùng lĩnh vực nhằm gia tăng thị phần và đảm bảo tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm xăng dầu của các NMLD số 2 và số 3 của Tập đoàn.

o Mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế, bao gồm cả kinh doanh bán lẻ tại thị trường ta có ưu thế là Lào, Campuchia, Đông bắc Thái Lan, Nam Trung Quốc nâng cao tỷ trọng kinh doanh quốc tế trong tổng doanh thu hoạt động của PV Oil.

o Mở rộng và đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, đẩy mạnh kinh doanh dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hóa dầu như nhựa đường, phân bón, dung môi, hóa chất, chất dẻo ..., các mặt hàng, nguyên liệu hóa chất cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. Phát triển các loại nhiên liệu, sản phẩm hóa dầu mới thân thiện môi trường, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.

o Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, sản lượng bình quân 8 triệu tấn/năm và trở thành đơn vị hàng đầu trong cả nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

- Giai đoạn 2015-2025:

o Tiếp tục củng cố vị trí số 1 trong việc kinh doanh xăng dầu trong nước, đầu tư mở rộng hệ thống tồn chứa và phân phối của PV Oil trên cả nước, dảm bảo cung cấp đủ nhu cầu tăng trưởng bình quân hàng năm của cả nước. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15%/năm

o Mở rộng thị phần kinh doanh xăng dầu trên thị trường trong khu vực và quốc tế, mở rộng mạng lưới tiêu thụ xăng dầu tại các thị trường này. Tham gia hợp tác đầu tư với các Công ty bản địa nhằm chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ.

Phương thức thực hiện:

- Mở rộng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và nghiên cứu phát triển, cung cấp cho thị trường các loại dịch vụ chuyên ngành và giải pháp công nghệ mang lại giá trị gia tăng cao.

- Xây dựng mạng lưới kinh doanh bao phủ toàn quốc và các trung tâm giao dịch dầu khí trên thế giới, thành lập các công ty con, chi nhánh trực thuộc tại các nước có hoạt động dầu khí của PV Oil và Tập đoàn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tạo nguồn cung cấp ổn định và nâng cao uy tín, thương hiệu ngành Dầu khí Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w