CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 45 - 48)

1. Mục tiêu tổng quát:

- Xây dựng PV Oil thành công ty dầu khí quốc tế mạnh về xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu, cung cấp vật tư thiết bị và dịch vụ dầu khí, có uy tín cao trong khu vực và trên thế giới.

- Xây dựng PV Oil thành Tổng công ty mạnh phát triển khâu hạ nguồn hoàn chỉnh của ngành Dầu khí, đứng đầu trong nước và ngang hàng với các công ty dầu khí quốc gia trong khu vực; bao gồm kinh doanh sản phẩm dầu, chế biến, tồn trữ, vận chuyển và phân phối các sản phẩm dầu khí, hóa dầu và các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn, đầu tư, dịch vụ, thương mại …, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. - Phấn đấu đến năm 2015 đứng đầu trên toàn quốc về thị phần kinh doanh xăng dầu. - Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cho giai đoạn tăng tốc 2009 – 2015 từ 20% đến 30%, giai đoạn ổn định 2016 – 2020 15% - 20%/năm và giai đoạn bền vững 2021- 2025 về sau từ và 12-15%.

2. Các mục tiêu cụ thể:

a) Xuất nhập khẩu dầu thô và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho cácNMLD tại Việt Nam: NMLD tại Việt Nam:

- Xuất khẩu 100% sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sau khi cân đối phần dầu thô cung cấp cho các NMLD trong nước. Sản lượng dầu thô xuất khẩu tương ứng các giai đoạn 2009-2010, 2011-2015, 2016-2020 và 2021- 2025 lần lượt là 28,5; 43,9; 39,9; và 33,8 triệu tấn.

- Cung cấp 100% dầu thô nguyên liệu cho các NMLD trong nước. Tương ứng các giai đoạn 2009-2010, 2011-2015, 2016-2020, 2021-2025, PV Oil cung cấp dầu thô cho các NMLD trong nước: 10,0 triệu tấn (toàn bộ từ dầu thô khai thác trong nước); 85 triệu tấn (32,5 triệu tấn khai thác trong nước và 52,5 triệu tấn nhập khẩu); 224,5 triệu tấn (31,5 triệu tấn khai thác trong nước và 193 triệu tấn nhập khẩu); và 224,5 triệu tấn (27,6 triệu tấn khai thác trong nước và 196,9 triệu tấn nhập khẩu).

- Đại diện phía Việt Nam bán toàn bộ dầu thô khai thác tại nước ngoài với khối lượng trong giai đoạn 2009-2015 là 19-26 triệu tấn và giai đoạn 2016- 2025 là 60-70 triệu tấn.

- Bán ủy thác/kinh doanh 100% sản lượng condensate khai thác trong nước.

* Kinh doanh dầu thô trên thị trường quốc tế:

Tổ chức kinh doanh dầu thô quốc tế, đảm bảo tăng trưởng ổn định. Mục tiêu đến năm 2010 đạt 1,5-2 triệu tấn/năm, đến năm 2015 đạt 3-3,5 triệu tấn/năm và 2025 đạt 9-10 triệu tấn/năm.

b) Phát triển hệ thống tiếp nhận tồn chứa và phân phối các sản phẩm dầukhí: khí:

- Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của PV Oil bao gồm các kho đầu mối, kho trung chuyển, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc để tạo thành mạng lưới phân phối hoàn chỉnh trên toàn quốc, trong đó vận dụng mọi nguồn lực phát triển tăng tốc trong giai đoạn 2009-2010 để đón đầu việc mở cửa thị trường xăng dầu, và hoàn thành tốt nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tiếp đến là Nhà máy lọc dầu số 2, số 3. Mục tiêu nâng tổng sức chứa của PV Oil đến năm 2010 đạt 1,8 triệu m3; năm 2015 đạt 3,4 triệu m3; năm 2020 đạt 5,9 triệu m3; năm 2025 đạt 8,4 triệu m3.

- Từng bước phấn đấu tăng mức dự trữ xăng dầu tương đương với các nước phát triển trong khu vực, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đến năm 2010 có thể đảm bảo dự trữ 1 triệu m3 xăng dầu các loại tương đương 75 ngày cung ứng; năm 2015: 2 triệu m3, tương đương 80 ngày cung ứng; năm 2020: 4 triệu m3, tương đương 100 ngày cung ứng và 2025: 6 triệu m3, tương đương 110ngày cung ứng.

- Giữ vững và phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của PV Oil thông qua các đại lý, tổng đại lý; từng bước phát triển các cửa hàng bán lẻ thuộc quyền kiểm soát của PV Oil đạt tỷ lệ 18% trên tổng số các đại lý bán lẻ vào năm 2010, tăng lên 20% vào năm 2015 và giữ vững ở mức trên 25% từ năm 2020 trở đi.

c) Phát triển sản xuất và chế biến dầu khí:

Chú trọng phát triển lĩnh vực chế biến của PV Oil để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và chủ động về nguồn cung cấp cho thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác. Cụ thể:

- Mở rộng sản xuất xăng từ nguồn condensate theo các dự án phát triển công nghiệp khí của Tập đoàn và từ nguồn sản phẩm của các nhà máy lọc dầu của Tập đoàn.

- Giữ vững sản xuất dầu mỡ nhờn, nâng cao thương hiệu và thị phần dầu nhớt PV Oil trên toàn quốc.

- Phát triển sản xuất kinh doanh Biofuel (Xăng Ethanol và Biodiezel) từ nông sản, thực vật tái tạo được để giảm giá thành và bảo vệ môi trường.

- Đảm nhận công tác đầu tư các dự án hóa dầu trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa dầu của Tập đoàn, sản xuất các sản phẩm làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như: chất dẻo (PE, PP, PVC, PS, DOP), xơ sợi tổng hợp (polyester) … cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh của PV Oil cả về chiều rộng và chiều sâu, hoạt động trong nước và quốc tế. Xây dựng PV Oil trở thành Tổng Công ty mạnh, phát triển hoàn chỉnh khâu hạ nguồn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đứng đầu cả nước và ngang hàng với các công ty dầu khí quốc gia mạnh trong khu vực và quốc tế.

- Phấn đấu đạt sản lượng tiêu thụ 5-6 triệu m3/tấn xăng dầu chiếm 30-35% thị phần vào năm 2010, 8-9 triệu m3/tấn chiếm 35-40% thị phần vào năm 2015, 15-16 triệu m3/tấn xăng dầu chiếm 45-50% thị phần vào năm 2020 và duy trì thị phần ở mức trên 50% kể từ năm 2021 trở đi.

- Phát triển kinh doanh sản phẩm dầu ở ngoài nước tăng trưởng hàng năm đạt trên 15%/năm. Phấn đấu trở thành công ty kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu quốc tế có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

- Làm đầu mối kinh doanh dầu và khí cho các Công ty dầu khí của Việt Nam khai thác ở nước ngoài.

Sản lượng và thị phần của PV Oil giai đoạn 2010 - 2025 như sau:

Năm 2010 2015 2020 2025

Nhu cầu tiêu thụ toàn quốc (triệu tấn) 17,5 – 18 20 - 25 32 - 36 43 – 48

Sản lượng của PV Oil (triệu tấn) 5-6 8-9 15-16 20-22

Thị phần (%) 30- 35% 35- 40% 45- 50% > 50% Kinh doanh sản phẩm dầu ở

ngoài nước của PV Oil (triệu tấn)

1,5 -2 3-3,5 6-7 9-10

e) Phát triển lĩnh vực Xuất nhập khẩu VTTB, dịch vụ dầu khí:

- Phát triển đa dạng hóa các lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh của PV Oil và các đơn vị khác trong ngành như vận tải, cung cấp VTTB chuyên ngành dầu khí, cho thuê kho cảng, dịch vụ logistic, đầu tư thương mại ... - Phấn đấu đến 2015, lợi nhuận từ dịch vụ chiếm 15-20% trên tổng lợi nhuận

của PV Oil, đáp ứng 100% nhu cầu của Công ty về dịch vụ vận tải sản phẩm dầu, cho thuê kho cảng.

f) Phát triển khoa học công nghệ:

Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ. Xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân mạnh cả về chất và lượng để điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Oil cả ở trong và ngoài nước thông qua các giải pháp sau:

- Tổ chức đào tạo các cán bộ trẻ có năng lực ở trong và nước ngoài về các công nghệ mới tiên tiến của thế giới, áp dụng ngay các công nghệ mới này vào trong điều hành sản xuất.

- Xây dựng các cơ sở thí nghiệm và nghiên cứu gắn liền với các hoạt động sản xuất, chế biến của Tổng công ty nhằm nâng cao tính cạnh tranh, phát triển thương hiệu PV Oil ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.

3. Mục tiêu tăng trưởng của PV Oil qua từng giai đoạn:

Chỉ tiêu tăng trưởng 2009 2010 2015 2025

Vốn điều lệ (tỷ đồng) 3.100 4.000 5.500 10.000 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 45.00 0 96.00 0 400.00 0 1.975.00 0 Tổng nộp ngân sách (tỷ đồng) 3.000 5.200 10.400 27.000

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 450 530 1.050 2.730

Tỷ suất lợi nhuận trước

thuế/VĐL (%) 15% 13% 20% 29%

Tổng số lao động (người) 1.600 1.750 2.250 3.000

Thu nhập bình quân (triệu

đồng/người) 8 9,0 15,0 40,0

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w