Phân tích môi trường vĩ mô 1 Các yếu tố về kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 29 - 32)

I.1 Các yếu tố về kinh tế

Năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được nền kinh tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Bức tranh kinh tế Việt Nam được nhìn nhận từ góc độ vĩ mô dựa trên diễn biến tình hình kinh tế trong năm và các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản.

Bảng 5: Các chỉ số kinh tế của Việt Nam trong 10 năm qua.

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GDP% 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 6.2 5.3 6.8 GDP% 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 6.2 5.3 6.8 Lạm phát 0.8 4 3.2 7.7 8.3 7.5 8.3 23 6.9 11,75 Thu nhập bình quân đầu người($) 412 440 491 552 639 725 835 961 1050 1168

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010 (http://www.gso.gov.vn) Đánh giá chung về tình hình kinh tế Việt Nam

Thuận lợi:

+ Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt nam đa đạt được sự tăng trưởng ngoạn ̃ mục – tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nước khối ASEAN với sự tăng trưởng GDP là 6,8% trong năm 2010.

+ Tình hình kinh tế phát triển ổn định, GDP/đầu người tăng thể hiện mức sống người dân ngày một cải thiện, thuận lợi cho việc mở rộng thị trường sản phẩm của công ty đặc biệt là những sản phẩm café cao cấp.

+ Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 12 cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9%. Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam.

Hạn chế:

+ Năm 2010 lạm phát 11,75%. Lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa mới công bố, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự kiến lạm phát của Việt Nam sẽ là 19% năm 2011 và 12,1% năm 2012. Lạm phát có xu hướng tăng cao nguyên nhân xuất phát từ những nhân tố khách quan như sự bất ổn kinh tế, giá cả thế giới và một số yếu tố chủ quan nội tại của nền kinh tế”. Vì vậy kiềm chế lạm phát là một trong mục tiêu quan trọng hàng đầu của chính phủ

+ Giá dầu thô cùng với hàng loạt các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào tăng lên làm cho giá thành sản phẩm café hòa tan tăng. Theo báo cáo của tổng cục thống kê, chỉ giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2011 tăng lên gần 18,16 % so với cùng kỳ năm 2010,trong đó ngành thực phẩm tăng nhiều nhất gần 21,86%.

+ Khủng hoảng nợ ở các nước châu Âu tiếp tục tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

+ Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng thương mại và cổ phẩm làm gia tăng sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2012.

I.2 Các yếu tố xã hội

- Việt Nam chia thành 64 tỉnh, 5 khu vực (Tây Bắc, Bắc sông Hồng; Trung ương; Nam; Mekong Delta).

- Thủ đô: Hà Nội

- Thành phố lớn: Hồ Chí Minh

- Dân số năm 2010: 86,79 triệu - Tốc độ tăng dân số: 1,87% - Số hộ gia đình năm 2010: 18.846.557

- Dân số đô thị năm 2010: 27,4% (5.341.600 hộ gia đình) - Tỉ lệ nam/nữ: 49,1/50.9

- Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là: 71tuổi - Tuổi thọ trung bình Nam: 69 tuổi

- Tuổi thọ trung bình Nữ: 73 tuổi

- Với cơ cấu dân số trẻ, một nửa dân số nhỏ hơn 30 năm tuổi và dự báo kinh tế Việt Nam phát triển ổn định trong những năm tới, nhu cầu đòi hỏi của thị trường thì xu hướng tiêu thị các sản phẩm hóa dầu sẽ tiếp tục tăng.

I.3 Các yếu tố luật pháp chính phủ

- Việt Nam đang mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, hệ thống pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, Việt Nam đang trở thành một địa điểm cuốn hút các nhà đầu tư với nền kinh tế đa dạng nhiều ngành nghề, nhu cầu trong nước tăng trưởng vững chắc, hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển đường biển và đường không, nguồn nhân lực trẻ và cần cù, cơ sở hạ tầng có những cải thiện đáng kể và nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt năm 2011, mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có giảm, nhưng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2011 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt nam đã đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục - tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nước khối ASEAN với sự tăng trưởng GDP là Môi trường đầu tư VN được đánh giá là có những bước cải thiện mạnh mẽ và làn sóng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam trong năm 2010. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 12 về tiềm năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong một nghiên cứu mới công bố. Đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh (Ease of Doing

Business Ranking). Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20), và Singapore (vị trí 24).( nguồn http:\\www.vneconomy.vn)

I.4 Yếu tố tự nhiên:

PV Oil được thừa hưởng lợi thế từ nguồn tài nguyên tự nhiên của nước đất nước với vùng biển rộng và có nguồn dầu thô phong phú, bên cạnh đó với vị trí địa lý thuận lợi, cũng đã đem lại lợi thế cạnh tranh lớn trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô cũng như các sản phẩm xăng dầu của doanh nghiệp.

I.5 Yếu tố công nghệ:

Với việc đầu tư công nghệ xây dựng các nhà máy lọc dầu như Dung Quất, Nghi Sơn… đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam nói chung và PVOIL nói riêng tiết kiệm được chi phí làm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa với việc phát triển công nghệ chế biến xăng sinh học, thân thiện với môi trường cũng đang mở ra một hướng mới cho doanh nghiệp, tạo đà phát triển và nâng cao vị thế cũng như thương hiệu của PVOIL trên thị trường trong nước cũng như trước các đối tác nước ngoài.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài Xây dựng chiến lược 2013 2020 của Tổng công ty Dầu Việt Nam và các giải pháp thực hiện (Trang 29 - 32)