Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 87 - 91)

5. Bố cục của luận văn

4.4.2. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam

NHNo & PTNT Việt Nam là cơ quan chủ quản của Chi nhánh NHNo & PTNT Thái Nguyên, cũng cần có các biện pháp phối hợp với NHNo&PTNT Thái Nguyên tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế, đồng thời phát huy đƣợc những thế mạnh của Chi nhánh để không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh.

Thứ nhất, NHNo & PTNT Việt Nam cần thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của chƣơng trình hiện đại hoá hệ thống NHNo& PTNT, đặc biệt quan tâm và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giao dịch viên và cán bộ kinh doanh vì đội ngũ này có ảnh hƣởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Thứ hai, NHNo & PTNT Việt Nam thực hiện phối hợp chặt chẽ với NHNN tổ chức hiệu quả chƣơng trình thông tin tín dụng CIC, mở rộng và nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng giúp NHNN & PTNT Thái Nguyên phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ ba, thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thao trao đổi kinh nghiệm công tác giữa các chi nhánh, khuyến khích ý kiến đóng góp xây dựng các chiến lƣợc phát triển cho tƣơng lai vì sự phát triển bền vững của hệ thống NHNo& PTNT.

4.4.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương

Thứ nhất, Các cấp chính quyền địa phƣơng cần phối hợp tích cực với ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra, đôn đốc thu nợ.

Để hoạt động tín dụng ngày càng đƣợc mở rộng và đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng từ tỉnh, huyện, xã. Khách hàng của NHNo phần lớn là hộ gia đình, cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đời sống của họ có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng. Chính quyền địa phƣơng là cấp vừa ra quyết định, lại vừa thực hiện quyết định, vừa phải theo đúng các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, vừa phải phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phƣơng. Do đó chính quyền địa phƣơng hiểu rất rõ tình hình của hộ gia đình, cá nhân. Nhƣ vậy để nâng cao hiệu quả tín dụng, hạn chế rủi ro thì các cấp chính quyền địa phƣơng nhận thức rõ vai trò vị trí quan trọng của mình để có các biện pháp phối hợp tích cực với nhau và với ngân hàng.

Thứ hai, Các ngành có liên quan và các cấp chính quyền địa phƣơng cần phối hợp và tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc xử lý và phát mại tài sản thế chấp đối với các món vay không có khả năng hoàn trả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề có tính sống còn đối với các Ngân hàng thƣơng mại nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên nói riêng. NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên với vai trò là chủ thể đi vay để cho vay, hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay với mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động đƣợc coi là yêu cầu tối quan trọng đối với NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống con ngƣời, là những tình huống xảy ra mà con ngƣời không thể lƣờng hết đƣợc dẫn đến tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng, nguy cơ không thu hồi đƣợc nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là tất yếu. Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lƣợng tín dụng của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên cũng chịu tác động không nhỏ. Do đó nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của NHNo&PTNT TP Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bản chất, đặc trƣng, các loại hình biểu hiện và mối tƣơng quan của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng đƣợc phân tích nhằm làm nổi bật nguyên nhân rủi ro trong mối quan hệ với các chủ thể liên quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng cho dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì cũng không thể nào loại bỏ hoàn toàn đƣợc. Ngân hàng chỉ có thể áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng để kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng, tránh những tổn thất to lớn khi có phát sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lƣơng Mạnh Đông (2008), Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

2. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng (2010), Học viện Ngân hàng 3. Đào Hồng Hạnh (2005), Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi

ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Tài Chính, Hà Nội.

4. Ngân hàng No&PTNT Thành phố Thái Nguyên (2010-2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.

5. Ngân hàng No&PTNT Thành phố Thái Nguyên (2013), Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2013.

6. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2012), Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012.

7. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2012), Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2012-2013.

8. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định số 636/QĐ- HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 Quyết định về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

9. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2011), Quyết định số 1197/QĐ- HĐQT-XLRR ngày 18/10/2011 Quyết định về việc hướng dẫn chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

10. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2010), Quyết định số 666/QĐ- HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 Quyết định về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định số 1300/QĐ-

HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 Quyết định về việc ban hành quy định các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

12. Trần Phƣơng Thủy (2006), Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT Lưu Xá Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)