0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thành

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 43 -51 )

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thành

từ năm 2010 đến năm 2012

3.1.2.1. Huy động vốn

Nguồn vốn là nền tảng cho hoạt động ngân hàng. Mặc khác các NHTM hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nên công tác huy động vốn không đơn thuần là chức năng mà còn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên cùng hệ thống chi nhánh sâu rộng của mình đã huy động đƣợc nguồn vốn lớn với mức tăng trƣởng khá qua các năm (từ 2010 đến 2012 ).

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian từ năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) Số tiền (Trđ) Số tiền (Trđ) Số tiền (Trđ) 2012/ 2010 2012/ 2011 Tổng NVHĐ 373,060 368,991 427,724 14.65 15.92 1. TG không KH 30,166 34,615 41,374 37.15 19.53 2. TG dƣới 12 tháng 302,507 305,431 341,274 12.82 11.74 3. TG từ 12 tháng trở lên 40,387 28,945 45,076 11.61 55.73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. TG không KH 2. TG dưới 12 tháng 3. TG từ 12 tháng trở lên

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian từ năm 2010-2012

Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên khá đa dạng và hiệu quả bằng các nghiệp vụ mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cƣ trong, ngoài nƣớc theo các hình thức không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND hay ngoại tệ, đặc biệt liên tục có các chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng với mức lãi suất và giải thƣởng rất hấp dẫn. Tổ chức phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và tín phiếu ngân hàng cùng các hình thức huy động vốn khác nhƣ tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tƣ từ NHNN, từ Chính phủ hay các tổ chức quốc tế và cá nhân nƣớc ngoài. Tổng nguồn vốn huy động cuối năm 2010 đạt 373,060 triệu đồng, tăng 54.048 triệu đồng, tốc độ tăng 16.94% so với năm 2009. Đến năm 2011 nguồn vốn lại giảm so với năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm không đáng kể. Năm 2011 tốc độ lạm phát tăng cao, giá vàng liên tục tăng giảm thất thƣờng đã tác động lớn đến tâm lý khách hàng làm cho khách hàng chuyển vốn sang mua vàng và dự trữ vàng, ảnh hƣởng đến tâm lý ngƣời gửi tiền không yên tâm gửi làm cho nguồn tiền gửi dân cƣ của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ có những thời gian trong năm 2011 giảm rất sâu. Năm 2012, nguồn vốn đạt 427.724 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 15.92% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động cuối năm 2012 tăng cao một phần cũng là do đây là năm đầu tiên áp dụng cơ chế khoán nguồn vốn đến từng cán bộ ngân hàng, có tổng kết và trao thƣởng cho cán bộ huy động đƣợc nhiều vốn, điều này cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng nguồn vốn.

Qua bảng 3.1 ta có thể thấy phần lớn nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên là nguồn vốn ngắn hạn do trong những năm gần đây có sự biến động liên tục của lãi suất. Vì vậy, cũng nhƣ những ngƣời dân ở các khu vực khác, ngƣời dân thành phố Thái Nguyên thay vì gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài trên 12 tháng bằng những thời hạn ngắn hơn để có thể kịp thời chuyển đổi kỳ hạn khi lãi suất thay đổi. Điều này cho thấy sự bất ổn của thị trƣờng tài chính tiền tệ trong những năm gần đây. Tuy sự cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gia tăng. Ngày càng có nhiều ngân hàng cổ phần khai trƣơng chi nhánh ở Thái Nguyên với chính sách ƣu đãi, lãi suất hấp dẫn thu hút khách hàng cũng làm ảnh hƣởng đáng kể tới hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Nhƣng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên chi nhánh thì công tác huy động vốn của chi nhánh luôn đạt đƣợc những kết quả nhất định. Điều này giúp ngân hàng ổn định và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn đầu tƣ cho những nhu cầu tín dụng lớn nhƣ: xây dựng nhà máy, công xƣởng, khách sạn, nông trại, hợp tác xã.

Trên đây là kết quả của việc thực hiện nhiều chính sách ƣu đãi về lãi suất để củng cố khách hàng truyền thống, nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng để mở rộng và thu hút khách hàng mới. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng bá thƣơng hiệu thông qua truyền hình, báo chí, băng rôn, áp phích, tờ rơi. Bên cạnh đó các hình thức huy động vốn đƣợc đa dạng hoá: áp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dụng nhiều hình thức huy động nhƣ tiết kiệm trả lãi trƣớc, trả lãi sau, trả lãi định kỳ, trả lãi hàng tháng, tiết kiệm bậc thang với các mức lãi suất linh hoạt, hợp lý. Đồng thời huy động với nhiều loại kỳ hạn (không kỳ hạn, có kỳ hạn 1, 3, 6, 7, 9, 12, 13, 24 tháng), phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu và tiết kiệm dự thƣởng... Công nghệ Ngân hàng đã từng bƣớc đƣợc hiện đại hoá, chuyển sang giao dịch trên máy 100%.

Việc tăng nguồn vốn là một điều đáng mừng nhƣng cũng cần phải tính đến tỷ trọng của nguồn vốn theo thành phần kinh tế. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Tỷ trọng nguồn vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn từ năm 2010-2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 373,060 100 368,991 100 427,724 100 1. Tiền gửi tổ chức kinh tế 25,011 6.70 33,329 9.03 42,242 9.88

2. Tiền gửi dân cƣ 348,049 93.27 335,662 90.97 385,482 90.12

Nguồn: Số liệu tổng hợp Báo cáo tổng kết từ năm 2010 - 2012 NHNo TP Thái Nguyên

Qua bảng số liêu ta thấy tiền gửi của dân cƣ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, thƣờng ở con số trên 90%. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng tăng dần nhƣng vẫn ở mức thấp. Các tổ chức kinh tế thƣờng gửi tiền ở tài khoản thanh toán nên lãi suất mà ngân hàng phải trả chỉ là lãi không kỳ han. Nếu Ngân hàng tăng đƣợc lƣợng tiền gửi của tổ chức kinh tế thì sẽ tiết kiệm chi phí tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2.2. Hoạt động cho vay

Bảng 3.3. Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2010-2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh(%) Số tiền (Trđ) Số tiền (Trđ) Số tiền (Trđ) 2012/ 2010 2012/ 2011

1. Doanh số cho vay 913,277 1,011,000 1,199,000 31.29 18.60 2. Doanh số thu nợ 833,180 989,335 1,165,929 39.94 17.85 3. Dƣ nợ 475,288 496,953 530,024 11.52 6.65

Nguồn: Số liệu tổng hợp Báo cáo tổng kết từ năm 2010 - 2012 NHNo TP Thái Nguyên

- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh số cho vay 2. Doanh số thu nợ

3. Dư nợ

Biểu đồ 3.2. Hoạt động tín dụng giai đoạn từ năm 2010-2012

Qua các năm, doanh số cho vay, thu nợ, tổng dƣ nợ của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên đều tăng. Năm 2012 doanh số cho vay của toàn chi nhánh đạt 1.199.000 triệu đồng, tăng 31.29% so với năm 2010 và 18.6% so với năm 2011; tổng dƣ nợ đạt 530.024 triệu đồng, tăng 6.65% so với năm trƣớc. Tính đến cuối năm 2012, NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên tăng thêm doanh số cho vay 188.000 triệu đồng so với đầu năm đƣa doanh số cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vay lên tới 1.199.000 triệu đồng và kết quả thu nợ thực hiện đƣợc 1.165.929 triệu đồng. Do đó khi kết thúc tháng 12 năm 2012, tổng dƣ nợ của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên đã đạt đƣợc 530.024 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng so với đầu năm 6.65%. Số liệu trên cho thấy kế hoạch phát triển tín dụng bao gồm: Phát triển nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh với các khách hàng lớn; chủ động xâm nhập thị trƣờng cho vay DNNVV, tăng cƣờng hấp dẫn các khách hàng hộ gia đình và cá nhân của ngân hàng đã đạt đƣợc nhiều kết quả, góp phần mở rộng thị phần kinh doanh của NHNo trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Với sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong ngân hàng, nguồn vốn huy động đã đƣợc phân tích, tổng hợp, đánh giá, cân đối hợp lý nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo tính hiệu quả, an toàn cho các khoản tín dụng. Trong những năm vừa qua, toàn chi nhánh đã có nhiều cố gắng hoàn thành kế hoạch dƣ nợ. Vốn tín dụng đã đáp ứng đủ vốn cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng. Đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho vay gián tiếp tới các hộ gia đình, đơn vị sản xuất thông qua các trung gian nhƣ tổ, hội, đội, nhóm để quản lý tập trung đƣợc các món vay nhỏ lẻ. Thực hiện chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá và các nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn với bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc. Tích cực đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn và nợ đã xử lý rủi ro, thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đúng quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và NHNo Việt Nam.

3.1.2.3. Hoạt động kinh doanh khác

Ngoài hoạt động huy động vốn và cho vay NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên còn thực hiện các hoạt động khác đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Dịch vụ chuyển tiền điện tử, kinh doanh ngoại tệ: Nhằm mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh khác tạo nguồn thu nhập dịch vụ và vị thế của Ngân hàng trên thị trƣờng. Thực hiện mục tiêu mở rộng kinh doanh đa dạng hoá các sản phẩm trong hoạt động Ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng bƣớc đầu đã thu đƣợc một số kết quả nhất định.

Thực hiện có kết quả nghiệp vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhận tiền từ nƣớc ngoài về đƣợc sự quan tâm đặc biệt của khách hàng đối với Ngân hàng.

- Hoạt động thanh toán - Kế toán.

Không ngừng đẩy mạnh hạch toán kinh doanh hoàn thiện cơ chế khoán tới các đơn vị trực thuộc, tới nhóm và ngƣời lao động, quản lý chặt chẽ vốn, tài sản, chấp hành tốt pháp lệnh kế toán thống kê, kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà Nƣớc.

Tổ chức tốt công tác thanh toán luôn giữ đƣợc tín nhiệm, có đƣợc lòng tin với khách hàng, tổ chức phân tích tài chính hàng năm, tổ chức kiểm tra các phòng giao dịch trực thuộc, chấn chỉnh kịp thời các sai sót. Công tác kế toán luôn đảm bảo giao dịch thông suốt. Thực hiện điện báo, báo cáo số liệu chính xác đúng thời gian quy định, chỉnh sửa bổ sung hồ sơ khách hàng, hạch toán bằng bảng kê thu lãi, thƣờng xuyên thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tin học…

- Hoạt động Ngân quỹ

Hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng nên khối lƣợng tiền mặt, ngân phiếu qua quỹ ngày càng tăng. Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên luôn chấp hành tốt chế độ kho quỹ, công tác kiểm tra thực hiện thƣờng xuyên nên ít xảy ra thiếu sót, không có sai phạm gì, công tác an toàn kho quỹ đƣợc đảm bảo, bí mật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2.4. Kết quả kinh doanh

Bảng 3.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng thu nhập 69,253 94,685 86,530

2. Tổng chi phí 56,632 78,023 68,501

3. Quỹ thu nhập 12,621 16,662 18,029

Nguồn: Số liệu tổng hợp Báo cáo tổng kết từ năm 2010 - 2012 NHNo TP Thái Nguyên

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng thu nhập Tổng chi phí Quỹ thu nhập

Biểu đồ 3.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2010-2012

Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của NHNo tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua. Nhìn chung, NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên đang khởi sắc trên những bƣớc đƣờng phát triển vững chắc của mình. Bằng tất cả những gì đang có và sẽ có NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên đã góp phần chủ đạo trong quá trình xây dựng tỉnh nhà, đƣa Thái Nguyên thực sự trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá, đầu mối giao lƣu của các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 43 -51 )

×