Hoàn thiện các hình thức đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 77 - 79)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Hoàn thiện các hình thức đảm bảo tiền vay

Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, đảm bảo tiền vay không phải là yếu tố duy nhất nhƣng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn các tổ chức tín dụng về vấn đề bảo đảm tiền vay.

Hiện nay tại NHNo & PTNT TP Thái Nguyên có áp dụng nhiều hình thức bảo đảm khác nhau nhƣ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba. Mỗi hình thức bảo đảm lại có những đặc điểm và yêu cầu riêng. Do vậy để nâng cao chất lƣợng cho vay, hạn chế rủi ro và hiệu quả công tác bảo đảm tài sản NHNo & PTNT TP Thái Nguyên cần thực hiện tốt công tác phân loại khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hàng và phân loại tài sản đảm bảo để định ra mức bảo đảm an toàn; chỉ thực hiện cho vay không bảo đảm hoặc cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay với những khách hàng loại A; tài sản bảo đảm phải đảm bảo đƣợc xem, xét trên nhiều khía cạnh nhƣ hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, tính khả mại của tài sản, đánh giá đúng giá trị của tài sản và quyền sở hữu tài sản... Đồng thời NHNo&PTNT TP Thái Nguyên nên kết hợp nhiều hình thức bảo đảm khác nhau để thoả mãn nhu cầu vốn của các khách hàng, có thể phân định một số dạng bảo đảm tiền vay sau:

- Bảo đảm 100% bằng bảo lãnh.

- Bảo đảm 100% bằng cầm cố hoặc thế chấp.

- Bảo đảm một phần bằng bảo lãnh và phần còn lại bằng tài sản cầm cố, thế chấp.

- Bảo đảm một phần bằng bảo lãnh, một phần bằng tài sản thế chấp và phần còn lại bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Một thực tế hiện nay là một số khách hàng đem tài sản thế chấp cho khoản vay nhƣng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản hay thiếu giấy phép xây dựng hoặc không có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về giao dịch mua bán trao đổi các tài sản đó. Đối với những trƣờng hợp nhƣ vậy NHNo & PTNT TP Thái Nguyên cần thẩm định kỹ lƣỡng tài sản, chỉ chấp nhận bảo đảm đối với những tài sản đủ điều kiện, đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra và giám sát tài sản thế chấp, cầm cố trong suốt thời gian cấp tiền vay.

- Mở rộng cho vay có tài sản bảo đảm. Đây là một giải pháp rất cần thiết và xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, vì để đảm bảo an toàn khi cho vay thì cần phải có TSBĐ tiền vay. Thực tế cho thấy, diễn biến kinh tế phức tạp, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xẩy ra là tăng cƣờng cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn ngân hàng thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị TSBĐ cần đảm bảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tính khách quan, TSBĐ phải có khả năng chuyển nhƣợng, đủ điều kiện pháp lý. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thƣờng xuyên theo dõi TSBĐ, nắm bắt các thông tin về TSBĐ, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại tài sản.

Thƣờng xuyên thu thập các thông tin về tài sản cùng loại trên thị trƣờng và trung tâm bán đấu giá sẽ giúp ngân hàng có cơ sở định giá TSBĐ.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)