Kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng của một số Ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 91)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng của một số Ngân

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tƣ cách là NHTW), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Hƣớng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay (số yin fa [2002]98) và Công văn Zhong yin xian (2005) số 463, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất nhƣ dự phòng tổn thất cho vay,… Đồng thời, theo đó các khoản tín dụng đƣợc phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dƣới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 đƣợc gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể:

- Dự phòng chung đƣợc trích hàng tháng và đƣợc xác định bằng 1% số dƣ cuối kỳ của các khoản tín dụng.

- Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dƣ các khoản tín dụng với tỷ lệ nhƣ sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tín dụng của ngân hàng… Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thƣờng của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân lại các khoản tín dụng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Canada

Ở Canada để giúp các nhà ngân hàng, các nhà đầu tƣ có đƣợc những thông tin cần thiết, đáng tin cậy, ngƣời ta đã thành lập các công ty chuyên kinh doanh thông tin tín dụng. Một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực này là Công ty Ben (Services Financiers BEN). Công ty này có một số quan điểm và cách thức hoạt động nhƣ sau:

- Ai cần thông tin tín dụng: Theo kinh nghiệm của BEN thì các nhà sản xuất và buôn bán, các công ty tài chính và dịch vụ, các ngân hàng và các khách hàng lớn họ cần những thông tin tín dụng để có quyết định đúng đắn về kinh doanh, giảm tối đa rủi ro có thể xẩy ra.

- Cách thu thập thông tin thông tin tín dụng: Trƣớc hết cần tra cứu những thông tin đã có đƣợc cập nhật và lƣu trữ một cách khoa học. Bƣớc tiếp theo, là thu thập qua việc nghiên cứu các tài liệu, tin tức của các cơ quan và các tổ chức dịch vụ của Nhà nƣớc, nhƣ cơ quan thống kê, tài chính, thuế... Đồng thời cũng phải quan tâm đến nguồn thông tin bên ngoài nhƣ báo chí, các nhà cung cấp, khách hàng...

Nhiệm vụ của cơ quan thông tin tín dụng:

Thứ nhất, thu thập thông tin đảm bảo, chính xác, trung thực và nhanh chóng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ hai, trong quá trình điều tra bảo đảm tính khách quan, không thiên vị hay vụ lợi.

Thứ ba, bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣa tin và ngƣời mua tin. Thứ tƣ, tôn trọng và bảo vệ sự kín đáo của ngƣời đƣa tin.

- Cách thức điều tra: Trƣớc tiên là cần phải đến đúng giờ. Các nhân viên điều tra phải là những ngƣời chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Khi tiếp xúc phải sử dụng các phƣơng pháp phỏng vấn ban điều hành doanh nghiệp. Điều quan trọng là sau cuộc tiếp xúc là nhân viên thông tin tín dụng phải có một khả năng nhận xét.

- Cách thức sử dụng thông tin: Trƣớc hết là phải xác thực thông tin, sau đó phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bƣớc tiếp theo là xem xét sự phát triển và mối quan hệ qua lại với các nhà cung cấp, tiêu thụ hàng hoá. Qua việc phân tích những thông tin đã có, cần phải tiến hành “phân hạng rủi ro tín dụng”.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc quản lý rủi ro tín dụng

Qua kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số nƣớc ở trên đã đem lại một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

Thứ nhất, phân quyền phán quyết tín dụng. Cần chú ý hơn đến việc phân quyền và kiểm soát việc phân quyền phán quyết trong cho vay để có thể giải quyết nhanh trong cho vay, tăng trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng trong cho vay. Có thể kết hợp việc phân quyền những hạn mức tín dụng cho các cán bộ tín dụng dựa vào kinh nghiệm công tác, năng lực, uy tín của họ để họ có quyền phán quyết tín dụng, từ đó họ phải chịu trách nhiệm và cũng chủ động, sáng tạo hơn trong cho vay những khoản nằm trong phạm vi của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ hai, các NHTM Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng. Các NHTM cần phải đào tạo các nhân viên của mình không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn là những nhà “săn tin” chuyên nghiệp để giúp ngân hàng có đƣợc đầy đủ các thông tin cần thiết trong việc quyết định cho vay.

Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng để quyết định cho vay.

Thứ tƣ, cần chú trọng trong công tác giám sát các khoản cho vay/khách hàng vay để xem khách hàng vay có sử dụng vốn đúng mục đích không, tình hình tài chính khách hàng nhƣ thế nào.... Một số lớn cán bộ tín dụng cho rằng giải ngân, thu nợ là xong mà chƣa quan tâm đến khâu kiểm tra, giám sát khoản cho vay/khách hàng vay hoặc là rất lơ là trong việc kiểm tra giám sát và điều này là rất sai lầm và chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Trong đề tài này, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra là:

- Thực trạng rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên hiện nay nhƣ thế nào?

+ Thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu đang ở mức độ nào? + Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng?

- Làm thế nào để giải quyết tốt vấn đề rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu về: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, chi phí, lợi nhuận…đƣợc lấy từ Bảng cân đối, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Định hƣớng phát triển của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2012. Số liệu trên một số website.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp phân chia theo nội dung, chỉ tiêu phù hợp với vấn để luận văn nghiên cứu.

Sử dụng công cụ và kĩ thuật tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích

- Phƣơng pháp thống kê kinh tế.

- Phƣơng pháp: so sánh tƣơng đối, tuyệt đối. - Phƣơng pháp định lƣợng:

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá rủi ro tín dụng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ một ngân hàng. Để xem xét mức độ rủi ro tín dụng thông qua nợ quá hạn, ta dùng chỉ tiêu “tỷ lệ nợ quá hạn”.

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN: Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao. Việc nợ quá hạn tăng chứng tỏ dƣ nợ khách hàng đang gặp khó khăn trong việc trả nợ cao, do đó xác suất sau này khách hàng trả nợ cho ngân hàng là thấp. Mặt khác, ngân hàng còn phải tăng chi phí trong việc giám sát, đôn đốc thu nợ và các chi phí khác có liên quan khác có thể có nhƣ chi phí liên quan đến toà án, tài sản đảm bảo, đặc biệt là chi phí cơ hội của việc thay vì cấp tín dụng cho một khách hàng có khả năng thanh toán tốt hơn.

2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7.

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của TCTD. Nếu tỷ lệ này cao thì rủi ro tín dụng cao vì đây là những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính nên khó trả nợ cho ngân hàng.

2.3.3. Tỷ lệ mất vốn Tỷ lệ mất vốn = x 100% Tỷ lệ mất vốn = x 100% Dƣ nợ xấu Tổng dƣ nợ Tổng nợ quá hạn Tổng dƣ nợ Dƣ nợ có khả năng mất vốn Tổng dƣ nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo Quyết định số 493/QĐ-NHNN: Nợ có khả năng mất vốn chính là các khoản nợ thuộc nhóm 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7.

Tỷ lệ này càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà ngân hàng có khả năng bị mất vốn và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp.

2.3.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ trích lập dự phòng tự do = Số dự phòng RR trích lập Tổng dƣ nợ

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đƣợc tính theo công thức: R = max { 0, ( A-C ) } x r

Trong đó:

R: Là số tiền dự phòng cụ thể phải trích. A: Là giá trị của khoản nợ.

C: Là giá trị của tài sản đảm bảo. r: Là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Tỷ lệ trích lập dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Điều 6 và Điều 7 quy định này.

Hai tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ rủi ro tín dụng càng cao vì dự phòng trích lập nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận, thậm chí là gây thua lỗ cho ngân hàng.

2.3.5. Mức độ tập trung tín dụng

Mức độ tập trung tín dụng là tỷ trọng đầu tƣ vốn tín dụng phân theo đối tƣợng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng thời hạn, từng loại tiền và từng khu vực địa lý. Mức độ tập trung tín dụng cụ thể đối với từng chỉ tiêu là bao nhiêu thì tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng, vào chiến lƣợc và mục tiêu của từng ngân hàng trong từng thời kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.5.1. Mức độ tập trung tín dụng theo từng ngành nghề kinh doanh

Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh là mức độ dồn vốn tín dụng theo danh mục các ngành kinh tế nhƣ: Ngành điện, xi măng, xây lắp... Mức độ tập trung này lại còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố: Thứ nhất, là chính sách tín dụng, mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ. Thứ hai, tuỳ vào trạng thái nền kinh tế và định hƣớng chung của Nhà nƣớc mà mỗi ngành kinh tế có những xu hƣớng phát triển khác nhau, mở rộng hay thu hẹp. Khi tập trung vốn tín dụng lớn vào một ngành nghề thì điều đó cũng có nghĩa là mức độ rủi ro có thể gặp phải là rất lớn. Vì vậy, ngân hàng cần nghiên cứu để nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển của từng ngành nghề kinh doanh để từ đó có chính sách tín dụng hợp lý, tránh đƣợc rủi ro.

2.3.5.2. Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn

Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn là tỷ trọng dồn vốn tín dụng vào các hình thức tín dụng: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong danh mục đầu tƣ của ngân hàng. Mức độ tập trung tín dụng càng cao thì rủi ro càng lớn.

Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng ngắn hạn = x 100%

Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng TDH = x 100%

2.3.5.3. Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng

Đối tƣợng khách hàng đƣợc xem xét ở đây bao gồm: khách hàng là tổ chức kinh tế và khách hàng là cá nhân, hộ gia đình

Tỷ trọng dƣ nợ TD của KH = x 100% Dƣ nợ tín dụng ngắn hạn Tổng dƣ nợ Dƣ nợ tín dụng trung, dài hạn Tổng dƣ nợ Tổng dƣ nợ Dƣ nợ tín dụng của KH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ

THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát vê tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thanh phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Nghiệp và phát triển nông thôn thanh phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên

NHNo&PTNT Thành Phố Thái Nguyên đƣợc thành lập theo Quyết định số 70 ngày 1/10/1996 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Thành Phố Thái Nguyên là Chi nhánh cấp hai thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Chi nhánh có hai Phòng nghiệp vụ là Phòng kế toán ngân quỹ và Phòng tín dụng, có năm ngân hàng cấp ba hoạt động rộng khắp trên 28 phƣờng xã và trung tâm Thành phố Thái Nguyên. Với nhiệm vụ chủ yếu là huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn, thực hiện thanh toán chuyển tiền và các dịch vụ tiện

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)