Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi tiền trung (Trang 28 - 31)

Doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều cần bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất: Cần phải tiến hành thẩm định và lựa chọn đầu tư phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của doanh nghiệp. Lựa chọn quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực tổ chức vốn của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy được những thế mạnh của doanh nghiệp để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai: Xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết, tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, từ đó có biện pháp huy động vốn hợp lý tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Nếu thừa vốn doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý linh hoạt như: đầu tư mở rộng sản xuất, cho các đơn vị khác vay…tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi không phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn doanh nghiệp cần có biện pháp huy động để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, không làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Thứ ba: Lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp, đảm bảo mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính và hạ thấp được chi phí sử dụng vốn. Khi có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp cần phải khai thác triệt để nguồn vốn bên trong. Tránh tình trạng nguồn vốn bên trong chưa được khai thác sử dụng hết lại phải huy động từ bên ngoài làm tăng chi phí sử dung vốn, tăng mức rủi ro và giảm tính tự chủ của doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ tư: Đầu tư vốn một cách hợp lý, đồng bộ giữa các bộ phận, các khâu của quá trình sản xuất. Lập ra phương án sản xuất, xác định chính xác nhu cầu vốn đầu tư sao cho tiết kiệm và hợp lý; phân bổ đúng nơi đúng chỗ, đúng thời điểm khi nhu cầu phát sinh, hạn chế tình trạng thiếu vốn ở khâu này nhưng dư thừa ở khâu khác, các khâu, các bộ phận không phối hợp nhịp nhàng làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ năm: Có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại vốn.

− Đối với vốn cố định: Phải đánh giá đúng giá trị, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ, lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp.

Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hay đã hư hỏng. Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ không để xảy ra tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc, tính toán kỹ hiệu quả của nó (tức là xem xét giữa chi phí sửa chữa cần bỏ ra với việc đầu tư mưa sắm TSCĐ) để quyết định cho phù hợp.

của cán bộ công nhân viên trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản của DN, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, đồng thời quản lý các khoản phải thu, không để vốn bị chiếm dụng quá lâu, áp dụng các hình thức khuyến khích khách hàng để trả tiền trước, trả đúng thời hạn như khuyến mãi, giảm giá…

Thứ sáu: Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bất thường trong kinh doanh bằng cách đa dạng hóa hình thức đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm. Tiến hành trích lập các khoản đầu tư dự phòng phải thu khó đòi, hàng tồn kho…tham gia bảo hiểm cho tài sản, vật tư của DN để có nguồn bù đắp kịp thời khi rủi ro xảy ra.

Thứ bảy: Phát huy vai trò tài chính trong giám sát, kiểm tra sử dụng vốn nhằm phát hiện ra những tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Thực hiện việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn cho tất cả các khâu từ dự trữ sản xuất, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mới tài sản cố định. Trên đây là một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế do đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nên các doanh nghiệp phải căn cứ vào những phương hướng biện pháp cơ bản để đưa ra cho những doanh nghiệp mình một phương hướng biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi tiền trung (Trang 28 - 31)