Nhằm đảm bảo cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục không bị gián đoạn, các doanh nghiệp đều có kế hoạch dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định. Việc lưu trữ một lượng hàng tồn kho sẽ làm phát sinh các khoản chi phí. Vốn tồn kho càng lớn thì càng không thể sử dụng cho mục đích khác và làm tăng chi phí cơ hội của đồng vốn này. Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Tiền Trung là một công ty sản xuất kinh doanh nên hàng tồn kho là một bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu VLĐ của công ty.
Qua số liệu ở bảng 10: Kết hợp với số liệu ở bảng 05 ta thấy hàng tồn kho là một lượng vốn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng VLĐ của công ty, chỉ thấp hơn giá trị các khoản phải thu ngắn hạn. Việc đưa ra định mức hợp lý và quản lý khỏi mất mát, hư kho là khá phức tạp và phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: tình hình khách hàng (số lượng đặt hàng), biến động giá cả thị trường, tiến độ sản xuất…do đó công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ và khoa học.
Cuối năm 2012 tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng VLĐ tăng so với đầu năm. Cuối năm 2012, tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng VLĐ là 36,73%, đầu năm là 34,32%, tăng so với đầu năm khoảng 1.366 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 12,74%.
Thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong HTK, cuối năm 2012 chiếm tỷ trọng 98,975%, tăng so với đầu năm khoảng 811 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 7,64%.. Nguyên nhân thành phẩm tồn kho nhiều là do sản phẩm của công ty sản xuất ra chưa được tiêu thụ. Công ty cần xem xét lại công tác bán hàng, cần liên hệ với các đại lý để tiêu thụ nhanh sản phẩm. Thời điểm này dịch cúm gia súc gia cầm phát triển, công ty nên xem xét để điều chỉnh lượng sản phẩm sản xuất ra.
Các khoản mục khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ và không đáng kể trong tổng HTK. Công ty cũng cần điều chỉnh lại cơ cấu, nên tăng tỷ trọng nguyên vật liệu.
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ cần phải phân tích thông qua các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho được thể hiện qua bảng 11:
Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 6,71 vòng, tăng 0,97 vòng so với năm 2011 làm cho số ngày 1 vòng quay HTK giảm đi 9,03 ngày xuống còn 53,65 ngày vào năm 2012. Nguyên nhân tăng lên của vòng quay hàng tồn kho là do giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân. Cuối năm 2012 giá vốn hàng bán tăng khoảng 19.840 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 36,02% trong khi đó hàng tồn kho bình quân tăng khoảng 1.535 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 15,56%. Việc tăng tốc độ quay hàng tồn kho phản ảnh dấu hiệu tích cực trong công tác quản lý hàng tồn kho, giúp giảm được một lượng vốn lớn bị ứ đọng trong kho.
Qua bảng trên ta thấy giá vốn hàng bán năm 2012 tăng lên tới 76.498 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 25,93%. Giá vốn hàng bán tăng trong khi tồn kho về thành
nhân công đã tăng lên. Do nền kinh tế lạm phát cao nên có thể giá mua các nguyên liệu đầu vào tăng lên. Tuy nhiên số vòng quay hàng tồn kho tăng lên và số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống là dấu hiệu tốt về hoạt động của công ty.