Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Cổphần thức ăn chăn nuôi Tiền Trung.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi tiền trung (Trang 47 - 49)

* Tình hình tổ chức đảm bảo vốn lưu động của công ty

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ phụ thuộc vào quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh và điều kiện kinh doanh nhất định của mỗi doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho kỳ kế hoạch là một cách để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Hiểu được ý nghĩa quan trọng đó của vốn lưu động trên thực tế những năm vừa qua công ty đã thực hiện việc tổ chức xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch nhằm đảm bảo cho việc đáp ứng nhu cầu và sử dụng vốn lưu động đạt được kết quả cao nhất. Những năm gần đây công ty thường sử dụng phương pháp gián tiếp để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Theo đó trên cơ sở xác định số dư bình quân các khoản phải thu, các khoản phải trả, vốn bằng tiền, hàng tồn kho năm 2011 và tỷ lệ các khoản đó so với doanh thu thuần năm 2011 để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho năm 2012.

Nhu cầu VLĐ thực tế năm 2012= Khoản phải thu + HTK – Khoản phải trả = 18.851 + 13.331 – 40.649

= -8.467 (triệu đồng)

Trong khi đó công ty dự báo nhu cầu VLĐ thường xuyên cho năm 2012 là -5000 triệu đồng. Như vậy, có sự chênh lệch giữa nhu cầu sử dụng VLĐ thực tế so với

nhu cầu VLĐ thường xuyên của công ty là chưa hợp lý. Để đánh giá cụ thể hơn ta xem xét ở các phần sau.

Sau khi xác định được nhu cầu về vốn, các nguồn công ty tổ chức huy động chủ yếu là: đầu tiên là sẽ sử dụng nguồn vốn tự có, như ở trên ta đã biết nguồn VCSH chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty, nên nhu cầu vốn lưu động cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn phải sử dụng từ nguồn khác ngoài nguồn này, đó là nguồn vốn vay. Công ty có thể vay từ các ngân hàng, các công ty khác,…Để giảm thiểu rủi ro thanh toán, công ty nên quản lý tốt hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

*Phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty

Cuối năm 2012 tổng vốn lưu động của công ty là 32.898 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,74% trong tổng vốn kinh doanh của công ty, tăng khoảng 1.672 triệu đồng so với đầu năm đạt tỷ lệ tăng là 5,36%. Nguyên nhân làm cho vốn lưu động cuối năm tăng là do các khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều tăng. Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2012 tăng khoảng 688 triệu đồng, tăng 2,05% trong cơ cấu tỷ trọng của vốn lưu động. Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm so với thời điểm đầu năm tăng 1.497 triệu đồng, tăng 2,21% trong cơ cấu tỷ trọng của vốn lưu động, bên cạnh đó là do hàng tồn kho tăng khoảng 1.366 triệu đồng. Tài sản ngắn hạn khác có giảm khoảng 1.878 triệu đồng nên đã làm cho vốn lưu động tăng chậm hơn. Để thấy rõ hơn tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty có hiệu quả hay không chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu từng vấn đề, từng bộ phận

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi tiền trung (Trang 47 - 49)