Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi tiền trung (Trang 68 - 69)

d) Tình hình quản lý và sử dụng một số bộ phận khác của VLĐ:

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế:

Trong năm 2012, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung suy trầm trên toàn thế giới trong bối cảnh Châu Âu vẫn lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng suốt ba năm qua, kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng chậm. Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng khá nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cũng không đủ sức giúp kinh tế thế giới tránh khỏi đi xuống như người ta kỳ vọng khi mà chính các nước này cũng chẳng giữ được phong độ trong hoàn cảnh kinh tế sa sút chung.

Khủng hoảng nợ công Châu Âu và nền kinh tế toàn cầu yếu kém, nỗi lo ngại về “vách đá tài chính” ở Mỹ, đà hồi phục của nền kinh tế toàn cầu chậm lại, cộng thêm những thách thức về cơ cấu, đầu tư yếu đi và sản lượng du thừa trong nước đã khiến cho các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh ở Châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, đánh mất đà tăng trưởng nhanh cũng như không thể thêm màu sắc mới cho bức tranh kinh tế thế giới năm 2012. Bên cạnh đó là nỗi lo về nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3.

Trong khi nến kinh tế tăng trưởng chậm thì lạm phát ở Việt Nam lại có xu hướng thấp hơn, điều kiện nến kinh tế vĩ mô lại đang tương đối ổn định. Cụ thể

thường, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm, cán cân thanh toán quốc tế ở mức dương. Có thể thấy các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Mức lạm phát cả năm có nhiều khả năng kiềm chế được ở mức một chữ số. Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi tiền trung (Trang 68 - 69)