Để có thể đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty thì việc nghiên cứu tình hình tổ chức, bố trí cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh là điều rất cần thiết.
Qua bảng số liệu 02 ta có một số nhận xét sau:
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012 tổng tài sản công ty đang quản lý và sử dụng là 100,471 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 32,898 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,74%, tài sản dài hạn là 67,575 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67,26%. So với đầu năm (thời điểm ngày 1/1/2012) thì tổng tài sản cuối năm tăng 15,790 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 18,65% (trong đó tài sản ngắn hạn tăng 1,672 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 5,36%, tài sản dài hạn tăng 14,118 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 26,41%)
Quy mô vốn kinh doanh của công ty trong năm 2012 đã tăng đáng kể, cơ cấu tài sản có sự thay đổi nhưng không đáng kể, chủ yếu vẫn theo chiều hướng đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn. Công ty chú trọng vào đầu tư dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị. Cuối năm 2012, tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng 32,74% trong tổng tài sản, số cuối năm tăng so với số đầu năm là 1,672 triệu đồng (đầu năm là 31,226 triệu đồng cuối năm là 32,898 triệu đồng) với tỷ lệ tăng là 5,36%. Nguyên nhân tăng là do các khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, Phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng, trong đó chủ yếu là hàng tồn kho tăng mạnh, Tài sản ngắn hạn khác có giảm nhưng nhẹ nên không làm cho tổng tài sản ngắn hạn giảm.
sản, số cuối năm tăng 14,118 triệu đồng (đầu năm là 53,456 triệu đồng, đầu năm là 67,573 triệu đồng) với tỷ lệ tăng là 26,41%. Nguyên nhân là do các khoản mục Phải thu dài hạn tăng, Tài sản cố định tăng mà chủ yếu là do tài sản cố định hữu hình tăng, các khoản tài sản dài hạn khác cũng tăng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm nhẹ (xây dựng thêm nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi) nhưng không ảnh hưởng tới tổng tài sản dài hạn tăng.
Nhìn chung vốn kinh doanh của công ty cuối năm tăng so với đầu năm chứng tỏ quy mô vốn kinh doanh của công ty đã được mở rộng, công ty đã huy động được thêm vốn vào kinh doanh.
Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty tính đến thời điểm ngày 31/12/2012 là 100,471 triệu đồng trong đó nợ phải trả chiếm 66,87% tăng 20,7% so với thời điểm đầu năm, điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty còn hạn chế. Cuối năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty tăng 4,268 triệu đồng so với thời điểm đầu năm, tỷ lệ tăng là 14,71% . Tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu không nhanh bằng tốc độ tăng của nợ phải trả nên vẫn khiến cho công ty ở trong tình trạng khả năng tự chủ về tài chính kém.
Nợ phải trả cuối năm tăng 11,522 triệu đồng so với đầu năm (đầu năm đạt 55,662 triệu đồng, cuối năm đạt 67,184 triệu đồng) tỷ lệ tăng là 20,7%. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đầu năm 2012 là 65,73% đến cuối năm 2012 là 66,87% tăng 1,14%.Nguyên nhân nợ phải trả tăng là do nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn đều tăng so với đầu năm, tuy hơi mạo hiểm nhưng công ty có thể hưởng lợi từ việc sử dụng vốn vay.
Nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 6,272 triệu đồng tỷ lệ tăng là 16,98%. Bên cạnh đó thì nợ dài hạn cũng tăng 5,250 triệu đồng, đạt tỷ lệ 28,04%. Nguyên nhân tăng của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là do công ty thực hiện chính sách sử dụng vốn vay, vay và nợ ngắn hạn, dài hạn đều tăng mạnh. Riêng khoản mục vay và nợ ngắn hạn thời điểm cuối năm đã tăng so với thời điểm đầu năm khoảng 14,896 triệu đồng. Vay và nợ dài hạn cũng tăng mạnh, khoảng 5,250 triệu đồng chiếm 100% sự tăng của nợ dài hạn.
Các khoản chiếm dụng của người bán và của khách hàng cuối năm 2012 có tăng so với đầu năm nhưng tăng nhẹ, chiếm dụng của người bán tăng 687 triệu đồng. Đây là hình thức tín dụng mà công ty khi mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu của nhà cung cấp mà chưa phải trả tiền ngay. Hình thức huy động vốn ngắn hạn, giảm đáng kể được chi phí sử dụng vốn nên công ty cần khai thác triệt để hơn nữa, cần tạo mối quan hệ tốt với khách hàng mà trước hết là uy tín của công ty.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán năm 2012
STT Chỉ tiêu Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 Chênh lệch 1 Hệ số nợ 0.66 0.67 0.01 2 Hệ số vốn chủ sở hữu 0.34 0.33 (0.01) 3 Hệ số đảm bảo bảo nợ 0.52 0.49 (0.02)
4 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 0.85 0.76 (0.09) 5 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.56 0.78 0.22 6 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.006 0.02 0.01 7 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 13.95 13.95
0,67, giảm rất ít so với thời điểm đầu năm là 0,01 Hệ số nợ của công ty ở mức khá cao, điều này đối với một công ty có tình hình kinh doanh khá tốt trong những năm gần đây như công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Tiền Trung thì việc sử dụng vốn vay giúp cho công ty tận dụng được lá chắn thuế, làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty giảm xuống. Việc sử dụng nhiều nợ vay quá nhiều sẽ tạo áp lực về hiệu quả sản xuất kinh doanh để trả nợ cho các nhà quản lý vì thế kết quả kinh doanh có thể tốt hơn.
Hệ số đảm bảo nợ cho thấy cứ 1 đồng vốn từ nợ vay thì được đảm bảo bằng 0,52 đồng vốn chủ sở hữu vào đầu năm và 0,49 đồng vốn chủ sở hữu vào cuối năm. Hệ số đảm bảo nợ của công ty ở mức khá thấp làm cho uy tín của công ty đối với các chủ nợ bị hạn chế, khả năng công ty tự chủ về mặt tài chính thấp. Các hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán lãi vay đều ở mức thấp, nhưng đa số là có chiều hướng tăng cuối năm so với đầu năm, chỉ có hệ số khả năng thanh toán hiện thời là giảm nhẹ. Có thể nói khả năng thanh toán của công ty đang được cải thiện.
Bảng dưới đây sẽ cho ta biết về cách thức huy động vốn trong công ty. Để hình thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời) và nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên). Cách thức tài trợ của công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN KINH DOANH CUỐI NĂM 2011-2012 Đvt: nghìn đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. TÀI SẢN 84,681,429 100.00 100,471,390 100.00 I. Tài sản ngắn hạn 31,225,771 36.87 32,898,076 32.74
II. Tài sản dài hạn 53,455,659 63.13 67,573,314 67.26
B. NGUỒN VỐN 84,681,429 100.00 100,471,390 100.00
I. Vốn ngắn hạn 36,938,385 43.62 43,210,313 43.01 II. Vốn dài hạn 47,743,044 56.38 57,261,077 56.99
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSNH – Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty tại 2 thời điểm như sau: Cuối năm 2012 = 32.898-43.210= -10.312 (triệu đồng)
Cuối năm 2011 = 31.226-36.938=-5.712 (triệu đồng)
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty cuối năm 2011 là -5.712 triệu đồng, cuối năm 2012 là -10.312 triệu đồng. Như vậy, nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty tương đối nhỏ và có xu hướng giảm. Nguyên nhân giảm là do tài sản ngắn hạn cuối năm 2012 tăng so với cuối năm 2011 nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lại nhỏ hơn so vơi tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Đồng thời là do nguồn vốn dài hạn tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của tài sản dài hạn.
dài hạn, nghĩa là công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho một phần tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, và các tài sản dài hạn khác. Phần còn lại của tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, các tài sản dài hạn khác được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn. Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức độ thấp, tuy nhiên công ty chỉ phải trả chi phí nhỏ cho việc sử dụng vốn vay ngắn hạn.
Như vậy, nguồn vốn kinh doanh của công ty cuối năm đã tăng lên so với đầu năm là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng lên. Trong tổng nguồn vốn kinh doanh, tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng tăng và tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm ở thời điểm cuối năm, chứng tỏ công ty đang có độ tự chủ thấp về mặt tài chính. Tuy nhiên công ty lại được lợi từ một khoản lợi thuế từ việc sử dụng vốn vay. Trong thời gian tới, công ty cần xem xét, đánh giá tình hình thực tế về chi phí sử dụng vốn cho từng nguồn cụ thể mà công ty đang sử dụng cũng như tình hình hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty hiện tại và tương lai để có được chính sách tài trợ thích hợp, với kết cấu nguồn vốn tối ưu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty ngày một tốt hơn. Công ty cũng cần chú ý đến việc thanh toán các khoản nợ dài hạn trong thời gian tới nhằm duy trì sự uy tín của công ty đối với các đối tác kinh doanh và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.
2.2.2. Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công tyCổ phần thức ăn chăn nuôi Tiền Trung.