Tình hình quản lý các khoản phải thu:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi tiền trung (Trang 50 - 54)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp là điều bình thường và luôn phát sinh các quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng. Điều làm cho các nhà quản trị lo ngại rủi ro là các khoản nợ dây dưa khó đòi, các

doanh của doanh nghiệp nói chung. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn lưu động, các doanh nghiệp cũng phải quản lý tốt các khoản phải thu.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, các mối quan hệ mua bán với nhiều phương thức giao dịch thanh toán ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho cả người bán lẫn người mua, trong đó tín dụng thương mại là một hình thức cho phép trả chậm phổ biến mà người bán dành cho người mua. Việc cho phép người mua trả chậm giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng, tạo thiện cảm để thúc đẩy quá trình tiêu thụ được dễ dàng hơn. Khi công ty thực hiện bán chịu cho khách hàng thì nảy sinh khoảng cách giữa thời điểm giao hàng và thời điểm thanh toán, trong khi sản xuất và lưu thông là hai quá trình diễn ra liên tục, do đó các khoản phải thu thường xuyên phát sinh. Nếu các khoản phải thu tồn tại ở một mức độ hợp lý, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, tạo cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn và ổn định về mặt tài chính. Ngược lại, các khoản phải thu quá lớn có thể dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của công ty khi khách hàng mất khả năng thanh toán, tăng chi phí sử dụng vốn cho những đồng vốn huy động thêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Tại thời điểm đầu năm 2012, các khoản phải thu của công ty là khoảng 14.398 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,11% trong tổng VLĐ, đến cuối năm 2012 khoản phải thu là 15.895 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 48,32%. Như vậy, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất VLĐ của công ty và có xu hướng tăng cả về số tiền lẫn tỷ trọng. So với đầu năm, cuối năm các khoản phải thu tăng 1.497 triệu đồng tỷ lệ tăng là 10,4%, tỷ trọng tăng 2,21%. Để xem xét cụ thể hơn cơ cấu các khoản phải thu ta theo dõi bảng 07:

trọng lớn nhất, vào thời điểm đầu năm 2012, khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng là 86,91% (đạt khoảng 12.513 triệu đồng) đến cuối năm đã giảm về tỷ trọng xuống 83,82% nhưng số lượng vẫn tăng và đạt 13.323 triệu đồng. Công ty trả trước cho người bán với số tiền lớn như vậy sẽ tạo được mối quan hệ làm ăn tốt, song vốn của công ty có thể bị ứ đọng vì bị chiếm dụng quá nhiều trong khi các khoản chiếm dụng của khách hàng lại nhỏ. Các khoản phải thu của khách hàng và phải thu khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ, cuối năm có tăng so với đầu năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng không đáng kể.

Để có thể đánh giá chính xác ta đi xem xét về công tác quản lý nợ phải thu thông qua chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.

Qua số liệu ở bảng 08 ta thấy, năm 2011 số vòng quay các khoản phải thu là 6,83 vòng thì đến năm 2012 số vòng đã tăng lên 8,59 vòng (tăng 1,77 vòng). Số vòng quay các khoản phải thu tăng làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm xuống 10,84 ngày (từ 52,74 ngày năm 2011 xuống còn 41,90 ngày năm 2012). Điều này có nghĩa là công ty đã giảm được gần 11 ngày trong khoảng thời gian chờ đợi khách hàng trả nợ, đây là một dấu hiệu tốt trong công tác quản lý nợ phải thu của công ty, làm giảm nguy cơ của các khoản nợ khó đòi, giảm chi phí nếu phải huy động vốn từ nguồn khác để bù đắp phần vốn bị thiếu hụt trong sản xuất. Tuy nhiên căn cứ vào số liệu bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng của công ty năm 2012 đã tăng lên đáng kể so với năm 2011 dẫn đến số dư các khoản phải thu tăng lên theo, nhưng vì tốc độ tăng của doanh thu bán hàng năm 2012 so với năm 2011 là 36,66% lớn hơn tốc độ tăng của số dư bình quân các khoản phải

thu năm 2012 so với năm 2011 là 8,57% nên vòng quay các khoản phải thu vẫn tăng và kỳ thu tiền trung bình vẫn giảm.

Tốc độ tăng doanh thu bán hàng năm 2012 so với năm 2011

= = 36,66%

Tốc độ tăng số dư bình quân các khoản phải thu năm 2012 so với năm 2011

= = 8,57%

Như vậy việc tăng tốc độ quay các khoản phải thu là thành tích trong công tác bán hàng làm cho doanh thu bán hàng tăng lên. Công ty tiếp tục phát huy để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng cáo tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, giúp sản phẩm được nhiều người biết đến.

Trên đây ta vừa nghiên cứu các khoản phải thu là các khoản mà công ty cung cấp tín dụng cho khách hàng với chi phí bằng 0, ngược lại công ty cũng là bên được chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp. Để thấy được mối tương quan về các khoản phải thu và phải trả như thế nào ta xem xét bảng 09

Ta thấy, cuối năm 2012 tổng các khoản bị chiếm dụng tăng (tăng khoảng 1.497 triệu đồng) trong khi tổng các khoản đi chiếm dụng lại giảm đi (giảm 8.618 triệu đồng). Xét về số tuyệt đối thì ở cả 2 thời điểm các khoản bị chiếm dụng đều lớn hơn các khoản đi chiếm dụng. Đầu năm 2012 chênh lệch giữa 2 khoản này là 3.194 triệu đồng nhưng đến cuối năm tăng lên 13.310 triệu đồng.

nhỏ, khiến cho vốn của công ty không được sử dụng triệt để, khi công ty cần vốn kinh doanh thì không có. Trong thời gian tới, công ty nên chú trọng công tác thu hồi các khoản bị chiếm dụng, nên giảm lượng tiền trả trước cho người bán.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi tiền trung (Trang 50 - 54)