Kiến nghị với các ngành liên quan:

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu (Trang 50 - 57)

X: sản phẩm có mặt trên thị trường thời trước 1/2007 O: sản phẩm có mặt trên thị trường sau 1/

LIÊN KẾ TÁ ĐÔNG SANG EU GIAI ĐOẠN 2012 –

3.3.2.2. Kiến nghị với các ngành liên quan:

Một là, do việc thủ công mỹ nghệ với hàng chục doanh nghiệp đang kinh doanh chung một thương hiệu sản phẩm. Hàng chục đơn vị, công ty chung tay xây dựng có thể bị những đơn vị làm ăn bất chính, ý thức xã hội kém lợi dụng nhằm bán những sản phẩm kém với mưu đồ lợi ích cá nhân, hoặc lừa đảo với các đối tác nước ngoài. Kiến nghị này nhằm mục đích tăng cường kiểm soát chất lượng thủ công mỹ nghệ (tránh trường hợp có những doanh nghiệp xuất khẩu hàng chất lượng sai tiêu chuẩn) ảnh hưởng đến hình ảnh chung của thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Hai là, tham gia các hội chợ triển lãm về thủ công mỹ nghệ với tư cách giới thiệu sản phẩm của quốc gia chứ không đơn lẻ là của từng doanh nghiệp. Tuy rằng các doanh nghiệp có thể tự đăng kí tham gia các hội chợ triển lãm thương mại. Những chắc chắn rằng từng đơn vị thủ công mỹ nghệ không thể tham gia được nhiều chương trình hội chợ triển lãm cũng như tiến hành các hội chợ của mình đều ở quy mô lớn được. Đó mới chỉ là các hội chợ trong ngành còn những chương trình triển lãm khác về đất nước và con người hoặc về lịch sử, dân tộc, địa lý. Hiệp hội thủ công mỹ nghệ có thể đứng ra tham gia vào các chương trình đó để chứng minh rằng thủ “công mỹ nghệ là một phần

của văn hóa Việt Nam – dân tộc Việt Nam tự hào vì những tác phẩm nghệ thuật thủ công của mình”. Tham gia hội chợ triển lãm với quy mô lớn sẽ tăng

thêm tính chuyên nghiệp của ngành kinh doanh thủ công mỹ nghệ Việt Nam cũng như tăng thêm tính hiệu quả trong quảng bá thương hiệu thủ công mỹ nghệ Việt.

Ba là, xây dựng kênh thông tin thương mại thông suốt từ các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, bộ công thương, các sở công thương, hiệp hội thủ công mỹ nghệ đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ trong nước. Đồng thời tổ chức cung cấp thông tin định kỳ hàng năm, hàng quý thông qua các tạp chí, các ấn phẩm về tình hình thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung trên các thị trường và các đối thủ cạnh tranh của thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Xây dựng được kênh thông tin thông suốt này sẽ kiến cho các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được những cơ hội kinh doanh trong ngành này đặc biệt là các doanh nghiệp mới hay những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bốn là, hiện nay các doanh nghiệp đòi hỏi nhà nước phải cung cấp thông tin về mọi mặt liên quan đến xuất khẩu cho họ. Thực ra cái mà doanh nghiệp cần không phải là thông tin mà là kết quả của việc phân tích thông tin. Trong hoàn cảnh dịch vụ phân tích thị trường và tư vấn kinh doanh còn chưa phát triển, nhà nước có thể cố gắng làm thay đổi để đáp ứng nhu cầu bức xúc của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc làm thay đổi đó không thể kéo dài gây tâm lý ỷ lại từ phía doanh nghiệp, tư duy kinh doanh thụ động, chờ đợi thị trường. Biện pháp tốt nhất là có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh dịch vụ nghiên cứu thị trường và

phân tích thông tin, rất cần phát triển thêm các dịch vụ khác như dịch vụ phân tích tài chính, bao gồm phân tích rủi ro về tỷ giá, dịch vụ pháp lý để các doanh nghiệp tham khảo trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Năm là, Hỗ trợ các doanh nghiệp khi tham gia vào các chương trình hội chợ tại nước ngoài. Ví dụ như SIPPO – chương trình xúc tiến nhập khẩu của Thụy Sỹ đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ về kinh phí. Vì việc quảng bá cho các doanh nghiệp và sản phẩm của các doanh nghiệp cũng là quảng bá cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hơn thế nữa, việc giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm quốc tế cũng là một hành động thường xuyên của Việt Nam. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều hơn với thủ công mỹ nghệ thế giới và có cơ hội dành được nhiều đơn hàng hơn trong những khoảng thời gian tiếp sau.

Khi nói đến sự năng động và linh hoạt là nói đến khả năng thích nghi với các thay đổi của môi trường để tự tồn tại và phát triển. Khả năng này sẽ được tăng cường trong một môi trường lành mạnh và năng động. Vì vậy các chính sách và giải pháp trong thời gian tới đây là cần tập trung vào việc tạo lập môi trường ấy. Qua đó buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng TCMN nhất là các doanh nghiệp nhà nước phải chú ý đến các vấn đề như : Giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Theo hướng đó cần có một chính sách để khuyến khích mạnh sự hình thành và phát triển các chủ thể có tính linh hoạt cao, có hình thái tổ chức cho phép ra quyết định nhanh, đảm bảo tín hiệu thị trường không bị lệch lạc. Sáu là, tiến hành quy hoạch hoặc có những quy định về sử dụng nguyên vật liệu và cách thức tái tạo những nguồn nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã bắt đầu phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Đôi khi nguyên vật liệu đầu vào chiếm tới 40% mức giá thành sản phẩm. Nếu không sớm có những quy hoạch trong sử dụng và tái tạo nguồn nguyên vật liệu cho thủ công mỹ nghệ, thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ đánh mất lợi thế về tỉ lệ nguồn thu ngoại tệ cao vốn có của ngành này. Kiến nghị này được đưa ra từ việc dự báo và phân tích môi trường trong giai đoạn 2012 – 2015.

Với hệ thống chính sách khuyến khích, ưu đài hiện hành thì sản xuất kinh doanh nội địa các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ

công mỹ nghệ thuộc các ngành nghề truyền thống được ưu đãi ở mức cao hơn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác không thuộc các ngành truyền thống . Nhưng trong trường hợp xuất khẩu ( nếu xuất khẩu trị giá trên 30%giá trịhàng hoá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) thì mức ưu đãi không có gì khác biệt giữa hàng thủ công mỹ nghệ thuộc ngành nghề truyền thống và các hàng hoá xuất khẩu khác.

Trong nền kinh tế thị trường thì việc phát hiện, tìm kiếm thông tin là rất quan trọng. Cho nên việc nhà nước giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn thị trường chuẩn về đối tác là rất cần thiết (đây là một vấn đề rất hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam). Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thường thiếu thông tin, hoặc thông tin không chuẩn xác về đối tác cho nên khi xuất nhập khẩu hay bị thua thiệt. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên không đủ khả năng tài chính để có thể tham gia các hoạt động marketing, quảng cáo xúc tiến để tìm kiếm khách hàng. Vì vậy, để có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tìm kiếm được các đối tác, bạn hàng nhập khẩu, Nhà nước cần có những chính sách và giải pháp sau:

Chương ba với mục tiêu là đưa ra được những giải pháp đối với công ty và những kiến nghị về phía nhà nước và các bộ ngành liên quan để giúp cho công ty đạt được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU giai đoạn 2012 – 2015 một cách tốt nhất. Những giải pháp và kiến nghị này được đưa ra phần lớn được dựa trên những tồn tại của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU giai đoạn 2007 – 2011 và những nguyên nhân của những tồn tại đó. Ngoài ra, những giải pháp và kiến nghị này cũng được đưa ra trên cơ sở dự đoán về môi trường kinh tế năm 2012 – 2015 sẽ ảnh hưởng như thế nào tới mục đích thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của công ty Á Đông trong giai đoạn 2012 – 2015. Với những giải pháp và kiến nghị này, tuy rằng không thể giải quyết ngay được hết những tồn tại đã nghiên cứu trong giai đoạn trước những cũng đã cố gắng khắc phục được những nguyên nhân chủ quan và một số nguyên nhân khách quan có thể khắc phục nhờ kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan. Khắc phục được những tồn tại nhận thấy trong giai đoạn

trước, cùng với tận dụng những cơ hội và thách thức đã được dự báo là cơ sở để hình thành những giải pháp và kiến nghị và cũng là cơ sở để hình thành nên nội dung của chương ba.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Nó giúp cho đất nước phát triển và hội nhập nhanh chóng cùng với hội nhập toàn cầu. Hoạt động xuất nhập khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính, tạo điều kiện để phát triển tốt cơ sở hạ tầng từ đó rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian qua ngành thủ công mỹ nghệ đã vươn lên trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Ngành thủ công mỹ nghệ đang ngày càng khẳng định được vị thế lớn mạnh của mình trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chung của Việt Nam. Công ty TNHH Liên kết Á Đông là doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Nhận biết được những tiềm năng từ thị trường EU, kể từ năm 2004, công ty đã đặt những mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tới thị trường này, và mục tiêu này vẫn được duy trì trong giai đoạn 2012- 2015 và tiến tới xa hơn nữa.

Giai đoạn 2007 – 2011 là một giai đoạn mà nền kinh tế thế giới xảy ra rất nhiều biến động. Với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu của mình, công ty đã đạt được ít nhiều những thành công nhất định trên thị trường EU, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những thiếu sót trong quá trình thực hiện mục tiêu này. Chuyên đề với những giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Liên kết Á Đông, phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và thực trạng thúc đẩy xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2007 - 2011 nhằm tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu trog giai đoạn của công ty. Xác định được những nguyên nhân của các tồn tại trong các hoạt đông thúc đẩy xuất khẩu kết hợp với những dự báo về môi trường kinh doanh trong giai đoạn 2012 – 2015 để đưa ra được những giải pháp và kiến nghị giúp cho công ty đạt được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu sang thị trưởng EU giai đoạn 2012 – 2015 một cách tốt nhất.

Những nhận xét và đề xuất được chuyên đề đưa ra hoàn toàn dựa trên những phân tích và lập luận chủ quan của sinh viên dựa trên những số liệu thực tế được cung cấp bởi công ty cũng như từ các ấn phẩm phân tích kinh tế đã được ban hành.

Em rất mong chuyên đề này có thể có những đóng góp thực tế tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty Liên kết Á Đông sang thị trường EU trong giai đoạn 2012 – 2015. Hy vọng rằng công ty sẽ tiếp tục phát triển lớn mạnh và luôn là một trong những lá cờ đầu của thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu (Trang 50 - 57)