Những tồn tạ

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu (Trang 29 - 30)

X: sản phẩm có mặt trên thị trường thời trước 1/2007 O: sản phẩm có mặt trên thị trường sau 1/

2.5.2.Những tồn tạ

Trong giai đoạn 2007 – 2011, kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty Liên kết Á Đông sang thị trường châu Âu không ổn định. Đặc biệt là năm 2009 kim gạch xuất khẩu của công ty sang EU giảm tới 31%, đây là mức giảm lớn nhất trong kinh doanh của công ty. Và giảm tiếp trong năm tiếp theo xuống xa dưới mức đầu giai đoạn nghiên cứu là năm 2007. Đây là một tồn tại lớn khi ngành thủ công mỹ nghệ nói chung của Việt Nam chỉ gặp tăng trưởng âm vào năm 2009.

Xúc tiến thương mại mặc dù đã được chú trọng thực hiện dưới nhiều hình thức: quảng cáo, trưng bày giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, để quảng bá được hình ảnh của sản phẩm và công ty thì Á Đông đã thực hiện không tốt trong khâu quảng cáo. Quảng cáo chỉ được đẩy mạnh ở quảng cáo trực tuyến

trên mạng internet thông qua các trang mua bán trực tuyến , không thực hiện hình thức quảng cáo qua truyền hình, phát thanh, ấn phẩm – báo, tạp chí. Có thể đánh giá, trong quảng cáo về thương hiệu và sản phẩm thì đây là khâu đạt hiệu quả thấp nhất so với các hình thức còn lại. Ngoài ra công ty ccũng không lên được những kế hoạch chi tiết xuyên suốt về quảng bá thương hiệu, không có sự kết hợp quảng bá với các doanh nghiệp, công ty khác cùng ngành để quảng cáo về sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam dẫn đến hiệu quả của quảng cáo thương hiệu không cao trong giai đoạn 2007 – 2011.

Hoạt động tham gia các hội chợ triển lãm được tiến hành chưa được thường xuyên. Kết quả của những hoạt động tham gia hội chợ triển lãm được đánh giá qua thành công hoặc do ước lượng số lượng người tham quan là khá sơ sài và không đánh giá hết được những ảnh hưởng và hiệu quả của công tác tham gia hội chợ triển lãm của doanh nghiệp.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ do công ty xuất khẩu mặc dù đã có những thay đổi trong giai đoạn 2007 – 2011 nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu, song vẫn không có sức cạnh tranh với các sản phẩm phục vụ cùng đối tượng khách hàng mục tiêu khác. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chú trọng vào những khách hàng có thu nhập từ thấp đến vừa phải. Mặc dù đã có những thay đổi và cải tiến về mẫu mã nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của chúng ta không thể phong phú về hình dánh và màu sắc như các đối thủ khác. Hơn thế nữa, công nghệ để sản xuất của chúng ta còn yếu, chưa thể sản xuất trên quy mô lớn và tiết kiệm về nguyên liệu nhằm giảm giá thành để có thể cạnh tranh tốt với các đối thủ trong ngành.

Việc mở rộng thị trường chỉ được thực hiện trong nửa đầu của giai đoạn 2007 – 2011. Trong khoảng thời gian lớn còn lại, việc mở rộng thị trường không được thực hiện. Việc ngừng lại trong việc tìm kiếm thị trường đã tạo ra sự bất lợi của việc kinh doanh trong giai đoạn này.

Trong toàn bộ giai đoạn 2007 – 2011, toàn bộ ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam mới tăng được thị phần tiêu thụ khoảng từ 0.1% - 0.5% tùy theo từng thị trường. Điều này chứng minh rằng công tác tiếp cận và thay đổi nhằm tăng thêm thị phần của doanh nghiệp trên thị trường đã chiếm lĩnh là rất thấp và gần như không có sự chủ động tiến hành.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu (Trang 29 - 30)