X: sản phẩm có mặt trên thị trường thời trước 1/2007 O: sản phẩm có mặt trên thị trường sau 1/
2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Công ty chưa thức sự chủ động trong việc tìm những thị hiếu mới để thích nghi với thị trường. Cũng như chưa chủ động tổ chức thiết kế sao cho phù hợp với thị trường trước khi tiếp cận dẫn đến việc nhiều lần phải thay đổi mẫu mã sản phẩm. Đây là nguyên nhân dẫn đến sức cạnh tranh của thủ công mỹ nghệ Việt Nam có sức cạnh tranh rất yếu với các sản phẩm trong ngành.
Việc quảng bá doanh nghiệp không có sứ sang tạo. Chưa sử dụng linh hoạt các hình thức quảng cáo nhằm đưa hình ảnh của sản phẩm đến với người tiêu dùng. Đây là nguyên nhân nằm trong nhóm tồn tại về quảng bá và xúc tiến thương mại.
Đối với các thị trường đã chiếm lĩnh chưa có các bước tiến cần thiết để ổn định thì trường, kiến cho hoạt động này hầu như không được diễn ra. Việc tăng thêm về thị phần của công ty nếu có hầu như là hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc được ảnh hưởng từ một số hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại với mục đích khác tạo nên.
Công nghệ không được hiện đại như các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ ngay tại thị trường châu Âu. Những ngành như gốm sứ, bạc, ren là những ngành truyền thống lâu đời của châu Âu trước cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nếu không có những đầu tư lớn cho công nghệ, ngành gốm sứ, ngành thêu ren của chúng ta sẽ ngày càng đạt hiệu suất thấp so với các đối thủ và mất đi những lợi thế về chi phí và giá thành sản phẩm.
Trình độ quản lí còn hạn chế cũng là một nguyên nhân quan trọng. Khủng hoảng kinh tế rõ ràng là một nguyên nhân khách quan không thể nắm bắt. Nhưng sau khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp liên tiếp để giảm phát. Quan trọng nhất, về quản lí chưa liên kết được với các doanh nghiệp cùng ngành để cùng xây dựng thương hiệu hoặc tiếng nói chung cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam.