X: sản phẩm có mặt trên thị trường thời trước 1/2007 O: sản phẩm có mặt trên thị trường sau 1/
2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan
Khủng hoảng kinh tế thật sự là một tác động nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Tình trạng giảm phát 30% sau khủng hoảng thật là một con số khá lớn. Nhưng đó cũng không phải là một ví dụ quá tệ cho nền kinh tế sau khủng hoảng đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 thật sự nghiêm trọng và tác động đến mọi khía cạnh dù là nhỏ nhất trong nền kinh tế
Bắt gặp sự cạnh tranh cao của Trung Quốc và Ấn Độ là một trong những nguyên nhân khách quan đã được dự tính. Trung Quốc vượt qua khủng hoảng thần kì với mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2009 vượt trên Đức. Nền kinh tế với hàng hóa giá rẻ là một lợi thế vô cùng khi mọi người trên thế giới đang tiết kiệm trong khủng hoảng. Hơn nữa, Trung Quốc và Ấn Độ còn sở hữu những công nghệ tốt hơn với giá nhân công rẻ hơn Việt Nam. Đây thực sự là hai đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong cả những giai đoạn tiếp theo trong mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu
Tình trạng thất nghiệp ở châu Âu tăng cao là điều tất yếu khi hàng loạt các công ty bắt buộc giảm nhân công để tiết kiệm chi phí trong khủng hoảng 12 tháng tỉ lệ thất nghiệp tăng không giảm và đạt mức cao kỉ lục kể từ năm 1991. Tình trạng thắt lưng buộc bụng của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những mặt hàng nằm ngoài nhóm hàng thiết yếu.
Thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng đã nhận được sự chú trọng phát triển của nhà nước trong rất nhiều năm qua. Tuy nhiên, thủ công mỹ nghệ Việt Nam lại chưa xây dựng được một hình ảnh chung nào trên thị trường thủ công mỹ nghệ thế giới. Do đó làm giảm sức cạnh tranh của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam so với những đối thủ khác trong ngành
Thông tin về thủ công mỹ nghệ hiện nay mới chỉ dừng lại ở các mẫu mã và các thông tin về hội chợ thương mại thế giới. Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam mới được thành lập từ năm 2008 và chưa xây dựng được một kênh thông tin xuyên suốt để giúp cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ tận dụng được tối đa những cơ hội để phát triển trong ngành.
Giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng tới giá thành vận chuyển (vốn là một chi phí lớn trong giá thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ). Đặc biệt với mặt
hàng cồng kềnh như mặt hàng gốm và mặt hàng đá làm cho giá thành của hai mặt hàng này tăng đột biến. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng trưởng giảm trong hai nhóm mặt hàng này.
Tóm lại chương hai đã đi sâu vào phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Liên kết Á Đông sang thị trương EU giai đoạn 2007 – 2011. Qua đó cũng chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Những nguyên nhân này chính là tiền đề để có thể đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU giai đoạn 2011 – 2015 trong chương 3.
CHƯƠNG 3