X: sản phẩm có mặt trên thị trường thời trước 1/2007 O: sản phẩm có mặt trên thị trường sau 1/
LIÊN KẾ TÁ ĐÔNG SANG EU GIAI ĐOẠN 2012 –
3.1.2 .Bối cảnh trong nước
Tình trạng nhập siêu vẫn đang diễn ra và chưa thấy có dấu hiện thay đổi, vì vậy nhà nước sẽ tiếp tục ưu tiên và hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu và các vấn đề liên quan đến xuất khẩu. Ngoài ra , hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống nếu biết quy hoạch một cách khoa học và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ một cách hợp lí sẽ được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu gần như sẵn có ở trong nước dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu thô dồi dào, phù hợp và đa dạng của nước ta, tỷ trọng vật tư nhập khẩu thường ở mức dưới 10%. Đó là một thuận lợi lớn trong quá trình phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cho nên ngoại tệ thực thu trong ngành xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thường chiếm tỷ lệ rất cao, hơn 90% (cao hơn rất nhiều ngành xuất khẩu khác như may măc, gỗ, thủy sản và da giày thường chỉ đạt 5% – 20% tỉ lệ thực thu ngoại tệ). Với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, giảm thâm hụt trong thương mại, tăng thu ngoại tệ của quốc gia, các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự hỗ trợ và ưu đãi từ phía nhà nước.
Trong thời gian gần đây các địa phương đã khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển các nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng nguồn: gỗ, tre, trúc, giang, nứa, mây... dần cạn kiệt và thiếu hụt nghiêm trọng. Dẫn đến hệ quả là hiện nay các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 50% mây từ Lào, Myanmar, Campuchia và Indonesia... Giá của nguyên liệu tre đã tăng lên từ 7000 VND tới 17000 VND/cây chỉ trong vòng hai năm gần đây. Nói chung, tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô là nguy cơ chung đối với các nhà sản xuất của Việt Nam nói chung.Trong khi đó, các ngành phụ trợ của nước ta hiện nay chưa phát triển, các nhà xuất khẩu đa số phải nhập khẩu rất nhiều loại nguyên liệu thô và phụ trợ từ nước ngoài. Ví dụ như sơn mài PU và các chất nhuộm màu để thực hiện các khâu hoàn thiện cho sản phẩm, vải có chất lượng cho sản xuất hàng thêu ren hầu hết phải nhập khẩu hoàn toàn làm chi phí cho nguyên liệu chiếm từ 60% - 80% chi phí sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô đồng thời chưa có những quy hoạch cho việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là những tác nhân lớn sẽ tác động bất lợi tới việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam và trực tiếp tác động bất lợi tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.
Hiện tượng đô thị hóa nông thôn và các làng nghề tiếp tục diễn biến có xu hướng tiêu cực do nền kinh tế chú trọng phát triển công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến lực lượng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ tiếp tục thu hút những lượng lớn những lao động trẻ, có tay nghề từ khu vực đặt các khu công nghiệp và các khu vực lân cận xung quanh đó. Việc đô thị hoá tiếp tục được diễn ra, một lượng lớn những sinh viên trẻ, trí thức trẻ sau khi tập trung tại các thành phố lớn để học tập và đào tạo nghề sẽ không quay về các khu vực nông thôn, các làng nghề truyền thống trước đây. Ngành nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng và các ngành nghề truyền thống khác nói chung tiếp tục thiếu hụt về lượng những thế hệ nghệ nhân kế cận, đây là sẽ một trong những nhân tố tác động bất lợi tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta.