Tăng cường đầu tư về khoa học kỹ thuật và công nghệ

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu (Trang 45 - 46)

X: sản phẩm có mặt trên thị trường thời trước 1/2007 O: sản phẩm có mặt trên thị trường sau 1/

3.3.1.2.Tăng cường đầu tư về khoa học kỹ thuật và công nghệ

LIÊN KẾ TÁ ĐÔNG SANG EU GIAI ĐOẠN 2012 –

3.3.1.2.Tăng cường đầu tư về khoa học kỹ thuật và công nghệ

Như đã trình bày ở phần 2.3.3, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sản phẩm hang thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và sản phẩm của công ty Á Đông không thế theo kịp được với sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất tại EU và Trung Quốc là do công nghệ khoa học kỹ thuật khá lạc hậu. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ dưới đây sẽ giúp chúng ta giải quyết tồn tại trong yếu kém về khoa học kỹ thuật so với những đối thủ cạnh tranh đã nêu ở chương 2.

Để có thể thay đổi được dây chuyền và công nghệ không thể chỉ yêu cầu một nguồn vốn rất lớn mà còn phải yêu cầu về chuyên môn tay nghề của những người sử dụng. Tuy nhiên, dù có khó khăn như thế nào thì việc cố gắng nâng cao khả năng kĩ thuật công nghệ là một yêú tố tất yếu nếu muốn đứng vững, cạnh tranh và tiếp tục phát triển trong ngành này:

Tăng cường phối hợp với các làng nghề để lên kế hoạch thay đổi dây chuyền kĩ thuật sản xuất sao cho tiến bộ hơn và sánh kịp với những đối thủ cạnh tranh. Đầu tiên công ty phải tiến hành từ ngành gỗ mỹ nghệ, vì ngành gỗ mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay đang hoạt động rất thủ công chỉ đục đẽo bằng tay rất thủ công trong khi những nước khác đã tiến hành sử dụng rất nhiều phương tiện máy móc và gần như chỉ cần đưa gỗ vào trong máy và không cần phải làm bất cứ thứ gì thủ công. Không làm thay đổi được công nghệ trong làng gỗ mỹ nghệ thì công ty sẽ không bao giờ đạt đến trình độ cho sản phẩm tạo ra một cách đều đẹp và hoàn hảo cả. Tiếp theo đó phải kể đến ngành thêu ren và ngành bạc mỹ nghệ. Phối hợp với các làng nghề và hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam để lên kế hoạch thay đổi về công nghệ là việc phải làm càng sớm bao nhiều thì ngànhthủ công mỹ nghệ Việt Nam càng sớm ngày càng tự tin cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.

Thiết lập được những hợp đồng hợp tác sản xuất với những đối tác châu Âu để học tập về công nghệ sản xuất tiên tiến của các nước đó. Qua việc tiếp cận hoặc được chuyển giao công nghệ từ phía những đối tác nước ngoài có chuyên môn cao, thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể từng bước thu hẹp khoảng cách với thủ công mỹ nghệ trên thế giới.

Thay đổi về công nghệ kỹ thuật sao cho nước ta bắt kịp được với những nền sản xuất tiên tiến hơn trên thế giới là một việc mà tất cả các ngành sản xuất của Việt Nam đều đang tiến hành để đạt được. Tuy rằng những bước đi đầu bao giờ cũng thật gian nan, vất vả nhưng nếu tiến hành cải cách diễn ra thuận lợi sẽ giúp công ty Á Đông bắt kịp được với công nghệ của các đối thủ cạnh tranh. Giúp cho sản phẩm của công ty và thủ công mỹ nghệ Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh của mình kể cả về chất lượng và về giá cả so với các nước.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu (Trang 45 - 46)