Kiến nghị với Chính phủ:

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu (Trang 49 - 50)

X: sản phẩm có mặt trên thị trường thời trước 1/2007 O: sản phẩm có mặt trên thị trường sau 1/

LIÊN KẾ TÁ ĐÔNG SANG EU GIAI ĐOẠN 2012 –

3.3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ:

Kiến nghị đầu tiên đó là nhóm những kiến nghị nhằm giải quyết nguyên nhân khách quan trong việc xây dựng thương hiệu chung của thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Công ty TNHH Liên kết Á Đông cũng như tất cả các công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khác đều sử dụng chung một thương hiệu sản phẩm đó là thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cho riêng mình là việc rất khó với công ty. Việc khuyếch trương thương hiệu cho sản phẩm này phải có sự phối hợp giữa giữa các doanh nghiệp, hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam và bộ Công thương.

Hai là, tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam với quy mô lớn trên đất nước Việt Nam nhân những sự kiến chính trị quan trọng mà Việt Nam đứng ra tổ chức hoặc khi có sự viếng thăm của các phái đoàn quốc tế tới Việt Nam. Những chương trình này sẽ giúp cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam tìm kiếm được những đối tác lớn và tận dụng tối đa những mối quan hệ kinh tế chính trị song phương và đa phương tốt đẹp đang được chính phủ thiết lập.

Ba là, tiếp tục duy trì những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy các làng nghề, nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các làng nghề từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng trong khu vực các làng nghề nhằm thúc đẩy sản xuất.

Bốn là, xây dựng những chương trình đào tạo thiết kế cấp bậc đại học để đào tạo ra được những cử nhân đại học có chuyên ngành, có hiểu biết về hoạt động kinh doanh quốc tế, am hiểu thị hiếu các khu vực và các dân tộc trên thế giới để tăng thêm khả năng thiết kế và tự chủ trong thiết kế cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Kiến nghị này sẽ làm tăng sức cạnh tranh của thủ công mỹ nghệ Việt Nam với những đối thủ trong ngành khác luôn chiếm ưu thế về thiết kế sản phẩm.

Nhà nước nên dành một nguồn kinh phí nhất định của Ngân sách để hỗ trợ cho công tác xúc tiến thương mại, nhất là cho việc khuếch trương xuất khẩu. Nhà nước có thể hỗ trợ dưới các hình thức sau:

- Hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng cho cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tham gia hội chợ, triển lãm nước ngoài.

- 50% chi phí còn lại được hỗ trợ Nếu trong quá trình hội chợ, triển lãm đơn vị kinh doanh ký được hợp đồng xuất khẩu trị giá trên 20.000 USD.

Việc hỗ trợ này có thể thực hiện trực tiếp đối với doanh nghiệp từ một trung tâm xúc tiến thương mại hoặc thông qua các Công ty quốc doanh được giao nhiệm vụ tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm quốc .

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu (Trang 49 - 50)