CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HUDA CHO CÔNG TY BIA HUẾ
3.1.4. Thách thức
Hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời vừa là cơ hội nhưng lại vừa là thách thức. Thách thức bởi vì, nó là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào thị trường hiện tại và tranh giành thị phần của Công ty.
Ngoài ra, hội nhập kinh tế kéo theo đời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu thay đổi, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn trong cách mua sắm, sử dụng sản phẩm của họ. Ngoài ra, yêu cầu về các dịch vụ hỗ trợ cũng ngày càng cao hơn. Do đó, nó khiến cho lòng trung thành của người tiêu dùng giảm sút đối với một sản phẩm hay một thương hiệu. Điều này cũng không ngoại lệ đối với Huda. Và như vậy, áp lực cạnh tranh ngày càng nhiều hơn đối với Huda.
Thị trường chủ yếu của Huda là miền Trung, vấn đề mở rộng thị trường ra các tỉnh ở miền Bắc và miền Nam của Công ty gặp khó khăn. Khó khăn ở đây là phải cạnh tranh với hai đối thủ lớn là Habeco và Sabeco. Có thể nói đây là 2 “đại gia” trong ngành sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam. Cuộc cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn rất nhiều lần so với trên thị trường miền Trung.
Thương hiệu Huda là một thương hiệu xuất hiện khá lâu trên thị trường, nó là một thương hiệu bia cấp trung, chưa có nhiều sự đột phá mới trong dòng sản phẩm của mình. Do đó, có thể nó sẽ tạo nên sự nhàm chán cho người tiêu dùng trong khi nhu cầu luôn luôn thay đổi, đời sống con người ngày càng phát triển. Chính vì vậy, một thương hiệu bia luôn luôn là cấp trung thì khó có thể tiếp tục thích ứng với thị trường có nhu cầu thay đổi và đòi hỏi cao hơn. Nghĩa là, người tiêu dùng muốn dùng một loại bia khác hay cao cấp hơn loại bia cũ mà trước đây họ đã dùng.
Để có một cái nhìn tổng thể và toàn diện về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty TNHH Bia Huế, đề tài đã tổng hợp và tóm lược các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty thông qua ma trận Swot (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 – Ma trận Swot của Công ty TNHH Bia Huế
SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
1. Thương hiệu Huda có vị trí vững chắc trong lòng khách hàng.
2. Chiếm một thị phần lớn trên địa bàn TT - Huế và miền Trung.
3. Công nghệ sản xuất và nguyên liệu có chất lượng và uy tín.
4. Hệ thống đại lý mạnh.
Điểm yếu (Weaknesses)
1. Mùi vị khá bình thường.
2. Thị trường chủ yếu là miền Trung.
3. Ngân sách đầu tư còn hạn chế so với đối thủ. 4. Quảng bá hình ảnh còn hạn chế.
5. Không có sự đột phá về bao bì.
6. Lợi nhuận đơn vị sản phẩm thấp so với Festival.
Cơ hội (Opportunities)
1. Thị trường bia đang có tốc độ tăng trưởng cao. 2. Đối thủ cạnh tranh chưa nhiều và chưa mạnh ở phân khúc Mainstream plus.
3. Người tiêu dùng ở Huế khá bảo thủ.
4. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
5. Hội nhập kinh tế quốc tế mạnh.
6. Lĩnh vực thương mại điện tử phát triển hơn.
Phối hợp S – O
- Mở rộng danh mục sản phẩm.
- Giữ vững thị trường đang nắm giữ và triển khai sản phẩm mang thương hiệu Huda vào những thị trường mới, tiềm năng.
Phối hợp W – O
- Cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng dòng sản phẩm.
- Thay đổi nhãn mác cho phù hợp hơn.
- Cải thiện hệ thống thương mại điện tử.
Thách thức (Threats)
1. Hội nhập kinh tế. Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
2. Đối mặt với hai đối thủ lớn Habeco và Sabeco. 3. Khó bắt kịp với nhu cầu và sự tăng trưởng của Xã hội về tính “cao cấp” của sản phẩm. Phối hợp S – T - Định vị rõ ràng thương hiệu và có chính sách xúc tiến thích. - Không ngừng quảng bá hình ảnh về thương hiệu, - Không ngừng đưa ra sản phẩm. - Xâm nhập thêm một số thị trường nước ngoài.
Phối hợp W – T
- Tăng cường các biện pháp xúc tiến hỗn hợp để duy trì lòng trung thành của khách hàng. - Hướng đến thị trường mà thương hiệu có khả năng đáp ứng và cạnh tranh.