Thành lập nhóm thực hiện FMEA:

Một phần của tài liệu áp dụng fmea cải tiến quy trình sản xuất vỏ bóng compact tại công ty cổ phần bóng đèn điện quang (Trang 50 - 51)

6 Kết cấu của đề tài gồm ba chƣơng sau:

3.1.1 Thành lập nhóm thực hiện FMEA:

Thành lập nhóm FMEA là bƣớc đầu tiên quan trọng trong quy trình thực hiện đánh giá FMEA. Dƣới sự cho phép và giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Công ty, nhóm FMEA đƣợc thành lập và làm việc trong quá trình sản xuất trên dây chuyền. Nhóm gồm 5 thành viên, bao gồm Quản đốc phân xƣởng Vỏ bóng, Trƣởng ca sản xuất, Trƣởng ban QC, Giám sát kỹ thuật - sản xuất (trực thuộc Tổng Công ty) và Tác giả. Các thành viên là những ngƣời có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế lâu năm. Theo quy trình thực hiện FMEA, Tác giả sẽ phổ biến các kiến thực cơ bản về công cụ FMEA cho các thành viên còn lại. Do tính chất công việc của các thành viên trong tổ nên nhóm mỗi tuần chỉ họp một lần vào chiều thứ bảy hàng tuần, thời gian khoảng 60 phút. Mục đích của việc họp nhóm là để trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm. Thành viên nào vắng mặt sẽ đƣợc tác giả triển khai lại nội dung của buổi họp.

Bảng 3.1: Thành phần nhóm thực hiện P-FMEA.

STT Thành viên Bộ phận - chức vị Ghi chú

1 Nguyễn Duy Khánh Quản Đốc

2 Trần Cao Phi Phân xƣởng VBCP –Giám sát 3 Đặng Hoàng Tuấn Phân xƣởng VBCP – Trƣởng ca 4 Nguyễn Hữu Hoà Ban QC (XNĐÔ) – Trƣởng ban 5 Mai Thị Thu Hƣơng Thực tập sinh –Tác giả

(Nguồn: Tác giả thành lập nhóm thực hiện FMEA, tháng 7/2013)

Tác giả: Tổng hợp, thống nhất ý kiến của các thành viên, triển khai các bƣớc thực hiện quy trình áp dụng FMEA cho các thành viên còn lại. Tác giả chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập thông tin, tổng hợp các thông tin về dạng lỗi hay xảy ra

thông qua các báo cáo kiểm tra chất lƣợng trong quá trình sản xuất và kiểm tra thành phẩm nhập kho. Tác giả sẽ kết hợp với các thành viên nhóm xây dựng các bảng xếp hạng đánh giá mức độ nghiêm trọng (S), mức độ xuất hiện (O), mức độ phát hiện (D). Tiến hành đánh giá FMEA đối với các dạng sai lỗi tiềm ẩn và hay xảy ra. Đề xuất các hành động khắc phục, phòng ngừa cần thiết đối với các dạng sai lỗi có chỉ số rủi ro RPN cao cần cải tiến.

Trƣởng ban QC & Giám sát: cung cấp thông tin về các dạng sai lỗi, các báo cáo kiểm tra, đánh giá mức độ tác động, khả năng xuất hiện của các dạng sai lỗi và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát. Kết hợp với Tác giả xây dựng bảng điểm xếp hạng đánh giá mức độ nghiêm trọng (S), mức độ xuất hiện (O), mức độ phát hiện (D) cho việc áp dụng FMEA vào quy trình sản xuất. Hỗ trợ Tác giả thực hiện việc đánh giá FMEA đối với các dạng sai lỗi, đề xuất các hành động khắc phục, phòng ngừa cần thiết đối với các dạng sai lỗi có chỉ số rủi ro RPN cao cần cải tiến. Theo dõi việc thực hiện cải tiến trong quá trình áp dụng FMEA.

Quản đốc & Trƣởng ca sản xuất: cung cấp thông tin về các dạng lỗi và các nguyên nhân gây ra lỗi, mức độ xuất hiện và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát tại khu vực làm việc. Dựa vào kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp khắc phục, phòng ngừa cần thiết cho cả nhóm. Tiến hành các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và đánh giá kết quả thực hiện cho cả nhóm.

Một phần của tài liệu áp dụng fmea cải tiến quy trình sản xuất vỏ bóng compact tại công ty cổ phần bóng đèn điện quang (Trang 50 - 51)