Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của các giống ớt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 55 - 64)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.3. Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của các giống ớt

Bảng 3.3. Chiều cao cây các giống ớt cay qua các thời kỳ sinh trưởng và phát triển trong vụ Đông Xuân (2013-2014) và vụ Xuân Hè 2014 tại thành

phố Lạng Sơn

Đơn vị: cm

Công thức

Vụ Đông Xuân Vụ Xuân Hè

Khi trồng Phân nhánh Ra hoa Chiều cao cuối cùng Khi trồng Phân nhánh Ra hoa Chiều cao cuối cùng GL1.1 9,27 37,10 48,50 86,83 8,10 38,47 49,73 98,13 GL1.2 8,67 37,40 44,20 78,93 7,87 36,90 46,37 92,07 GL1.3 9,27 34,90 45,20 74,33 8,33 36,77 46,33 88,23 GL1.4 8,73 45,57 62,27 107,53 7,53 45,27 62,60 109,27 GL1.5 8,53 41,30 60,77 93,73 7,80 42,7 62,47 94,10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Demon(đ/c) 9,07 44,90 65,53 99,73 8,07 45,63 67,27 101,7

LSD 0.05 7,33 8,01 10,73 3,28 8,16 7,21

CV% 10,20 8,30 6,70 4,50 8,20 4,20

Theo Deli and Jesen (1969) thân ớt có đặc điểm là khi thân chính có khoảng 8-15 lá tùy theo đặc điểm và nhiệt độ và đặc điểm di truyền (trích: Bosland P.W and Votava, 2000)[30] thì từ đỉnh sinh trƣởng chia thành hai nhánh, những nhánh non này phát triển có khoảng 1-2 lá lại tiếp tục phân thành hai nhánh và hoa đực sinh ra từ điểm phân nhánh này. Quá trình phân đôi cứ tiếp diễn theo một trình tự tạo nên bộ khung tán cho cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây trồng nói chung. Quá trình vƣơn cao nhờ sự phân chia và giãn theo chiều dọc của lớp tế bào ở mô phân sinh đỉnh. Chiều cao cây là đặc tính di truyền của giống nhƣng nó chịu sƣ chi phối từ các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài nhƣ: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác.

Đối với ớt chiều cao cây còn liên quan tới khả năng cho năng suất và giữa chúng có mối tƣơng quan thuận (Trần Ngọc Hùng, 1999)[11].

Chiều cao cây khi trồng

Đối với cây giống khi xuất vƣờn, chiều cao cây cũng là một chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng cây giống, nếu cây giống quá cao, yếu ớt thƣờng có tỷ lệ sống thấp do cây sinh trƣởng trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc do bón nhiều đạm. Nhìn chung, giống cây khỏe có chiều cao cân đối với lá (khoảng cách giữa các lá trên thân ngắn), thân cây to, mập, cứng cáp.

Chiều cao khi trồng của các giống trong vụ Đông Xuân giao động từ 8,53-9,27cm, trong vụ Xuân Hè từ 7,8-8,33cm, giữa các giống và thời vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khác nhau thì chiều cao cây chênh lệch không đáng kể, Nhìn chung, các cây giống đều khỏe, thân mập, cứng cáp.

Chiều cao phân nhánh

Cây ớt có đặc điểm thân chính phát triển đến một mức độ nhất định (8- 15 lá) thì từ đỉnh sinh trƣởng phân thành hai nhánh và từ hai nhánh này sẽ phân đôi liên tục tạo thành bộ khung tán cho cây. Chiều cao phân nhánh đang là một chỉ tiêu đƣợc các nhà chọn giống quan tâm, nó có ý nghĩa lớn trong trồng trọt và chăm sóc. Nếu chiều cao từ gốc đến điểm phân nhanh dài thì độ đóng quả cao, thuận lợi cho việc thu hái, chăm sóc. Ngƣợc lại, chiều cao phân nhánh thấp dẫn tới thân lá rậm rạp ảnh hƣởng đến khả Năng quang hợp của bộ lá, tiểu khí hậu không thông thoáng sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại, đồng thời khó khăn cho việc thu hái, dọn cỏ, vun xới, bón thúc... Ngoài ra, cây thƣờng xuất hiện hoa đầu tiên tại điểm phân nhánh, nếu quả đậu ở gần mặt đất sẽ làm giảm chất lƣợng quả thƣơng phẩm. Do vậy, nếu giống có chiều cao phân nhánh dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và chăm sóc góp phần làm tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh hại.

Kết quả thu đƣợc ở bảng 3.3 cho thấy ở vụ Đông Xuân chiều cao phân nhánh của các giống đạt từ 34,9-45,57cm. Chiều cao của giống GL1.4 là lớn nhất (45,57cm), tiếp đến là giống GL1.5 (41,3cm). Các giống các giống khác có chiều cao phân nhánh giao động từ 34,9-37,1cm. Hai giống GL1.4 và GL 15 là hai giống có chiều cao tƣơng đƣơng giống đối chứng, các giống GL1.1, GL1.2, GL1.3 có chiều cao thấp hơn so với giống đối chứng. Vụ Xuân Hè, hai giống GL1.4 (45,27cm) và GL1.5 (42,7cm) cũng có chiều cao tƣơng đƣơng so với giống đối chứng và cao hơn rõ rệt so với các giống còn lại. Giống GL1.1, GL1.2, GL1.3 có chiều cao thấp hơn giống đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chiều cao cây thời kỳ ra hoa:

Sau thời kỳ phân nhánh cây bƣớc vào giai đoạn sinh trƣởng sinh thực. Do vậy sự chênh lệch về chiều cao cây của hai thời kỳ này không nhiều chỉ từ 10-12cm ở cả hai vụ. Chiều cao cây thời kỳ ra hoa ở vụ đông xuân giao động từ 46,33-67,27cm. Trong đó, hai giống GL1.4 (62,27cm) và giống GL1.5 (60,77cm) vẫn là hai giống có chiều cao lớn nhất và tƣơng đƣơng so với đối chứng (65,53cm). Các giống GL1.1 (48,50cm), GL1.2 (44,20cm), GL1.3 (45,20cm) có chiều cao thời kỳ cây ra hoa thấp hơn rõ rệt so với các giống còn lại. Vụ Xuân Hè, chiều cao cây trung bình giao động từ 46,37-67,27cm, chiều cao vụ này chênh lệch với vụ Đông Xuân không nhiều, các giống có chiều cao lớn nhất vẫn là giống GL1.4 (62,6) và GL1.5 (62,47cm).

Về giai đoạn phát triển của cây vào thời kỳ ra hoa tạo quả cũng là thời kỳ thân lá phát triển mạnh, hai quá trình sinh trƣởng sinh dƣỡng và sinh trƣởng sinh thực diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, nếu quá trình sinh trƣởng sinh dƣỡng mạnh sẽ ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng sinh thực làm chậm quá trình ra hoa. Nhu cầu về dinh dƣỡng của cây giai đoạn này rất lớn nhƣng cần điều chỉnh yếu tố dinh dƣỡng để không làm ảnh hƣởng tới tính chín sớm của cây.

Chiều cao cây cuối cùng

Chiều cao cấy cuối cùng của các giống trong vụ đông dao động từ 74,33-107,53cm; Vụ Xuân Hè dao động từ 88,23-109,27cm. Các giống GL1.1, GL1.2, GL1.3 có chiều cao cây cuối cùng giữa hai vụ dao dộng lớn từ 12-14cm, sự phát triển chiều cao của các giống này có thể chịu ảnh hƣởng của điều kiện nhiệt độ, vụ Đông Xuân nhiệt độ khá thấp dao động từ khoảng 10- 160C, gây khó khăn cho quá trình sinh trƣởng của các giống trên dẫn tới chiều cao cuối cùng của giống GL1.1(86,83cm), GL1.2 (78,93cm), GL1.3 (74,33cm) thấp hơn rõ rệt với giống GL1.4 (107,53cm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4. Số cành cấp I, đường kính tán và kiểu hình sinh trưởng của các giống ớt thí nghiệm vụ Đông Xuân (2013-2104) và Xuân Hè 2014 tại thành

phố Lạng Sơn Công thức Số cành cấp 1 (Cành) Đƣờng kính tán vụ Đông Xuân (cm) Đƣờng kính tán vụ Xuân Hè (cm) Kiểu hình sinh trƣởng Vụ Đông Xuân Vụ Xuân Khi ra hoa Cuối cùng Khi Ra hoa Cuối cùng GL1.1 5,93 5,93 43,47 76,93 43,07 72,53 Vô hạn GL1.2 9,20 9,40 43,60 76,33 44,20 68,20 Hữu hạn GL1.3 8,80 9,27 43,23 78,47 43,23 73,60 Hữu hạn GL1.4 9,07 9,33 44,27 83,87 43,37 75,67 Hữu hạn GL1.5 9,80 10,13 52,87 87,27 54,33 85,87 Hữu hạn Demon(đ/c) 10,07 10,53 54,87 85,93 53,30 83,07 Hữu hạn LSD 0.05 0.52 0.68 4,84 6,29 5,49 7,91 CV (%) 3.3 4.2 5,8 4,3 6,6 5,8

Đặc điểm thực vật học của cây ớt là ở mỗi nách lá có một trồi nách, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển tạo thành cành cấp 1. Ngoài ra, trên thân chính khi phát triển tới giai đoạn nhất định sẽ phân thành hai cành, từ 2 cành này sẽ tiếp tục phân đôi thành các cành cấp 2, 3, 4... Cây ớt có đặc điểm là phân cành rất nhiều tạo thành bộ khung tán của cây.

Theo dõi quá trình sinh trƣởng phát triển của cành cấp 1 cho thấy, không phải cành cấp 1 nào cũng trở thành cành hữu hiệu, mà tùy thuộc vị trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên thân chính mà cành này có thể ra hoa, quả hay không. Các cành cấp 1 chỉ phát triển mạnh khi quá trình phân cành nhánh xảy ra, và chỉ những cành cấp 1 ở gần điểm phân nhánh mới có khả năng ra hoa, ra quả còn những cành gần gốc thƣờng chỉ phát triển đến mức độ nhất định và dừng lại. Do vậy số cành cấp 1 nhiều nhất là nhƣng cành gần gốc sẽ tạo cho cây bộ khung tán rậm rạp, tiêu hao dinh dƣỡng vừa tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy, trong kỹ thuật trồng trọt cần hạn chế bớt số cành cấp 1, chỉ để 1-2 cành ở ngay sát điểm phân nhánh còn các cành khác nên tỉa bỏ kịp thời để tập trung dinh dƣỡng cho cây.

Từ kết quả theo dõi cho thấy số cành cấp 1 của giống trong hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè giao động không lớn. Giống GL1.1 có số cành cấp 1 ít nhất ở cả hai vụ trung bình đều có 5,93cm cành, có thể đây là đặc điểm của giống ớt cay chỉ địa có số cành cấp 1 thấp. Các giống còn lại bao gồm: GL1.2 (9,20cm và 9,40cm); GL1.3 (8,80cm và 9,27cm); GL1.4 (9,07cm và 9,33cm); GL1.5 (9,80cm và 10,13cm) và giống đối chứng Demon (10,07cm và 10,53cm) có số cành cấp 1 tƣơng đƣơng nhau. Trong vụ Xuân Hè Nhìn chung, khả năng phân cành cấp 1 của các giống cao hơn vụ Đông Xuân.

Nhƣ đã trình bày ở trên khả năng phân nhánh của cây ớt rất lớn, số cấp cành nhiều và quá trình phân nhánh xảy ra trong suốt quá trình sinh trƣởng của cây, khác với các cành cấp 1 các cành cấp cao liên quan trực tiếp đến số lƣợng quả vì ớt có đặc điểm ra hoa, quả từ các nách của điểm phân cành do vậy những giống phân cành nhiều thì số lƣợng quả nhiều. Đƣờng kính cây là một chỉ tiêu có thể dùng để đánh giá khả năng phân cành nhánh của các giống và đánh giá đƣợc khả năng cho năng suất của một giống.

Đƣờng kính tán thời kỳ ra hoa: Do ớt có đặc điểm quá trình ra hoa ngày sau quá trình phân nhánh cành, nên đƣờng kính tán giai đoạn này thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đƣờng kình tán dao động từ 43,23-54,87cm trong vụ Đông Xuân. Giữa các giống ớt cay có sự sai đáng kể, trong đó giống GL1.5 (52,87cm) có đƣờng kình tán khi ra hoa tƣơng đƣơng với giống đối chứng Demon (54,87cm) ở độ tin cậy 95%, các giống khác có đƣờng kính tán khi ra hoa tƣơng đƣơng nhau và thấp hơn rõ rệt so với giống đối chứng. Vụ Xuân Hè đƣờng kính tán khi ra hoa của các giống ớt cay có sự chênh lệch không lớn so với vụ Động Xuân và dao động từ (43,07-53,30cm), giống GL1.5 (54,33cm) có đƣờng kính tán khi ra hoa cao hơn giống đối chứng (53,30cm) nhƣng sự khác biệt không có ý nghĩa, các giống còn lại đều nhỏ hơn giống đối chứng và có đƣờng kính tƣơng đƣơng nhau.

Tƣơng tự kết quả theo dõi chiều cao cây, đƣờng kính tán cây ở thời kỳ ra hoa chỉ bằng trên 60% so với đƣờng kính tán cuối cùng. Sự phân cành xảy ra đồng thời với quá trình ra hoa, quả của cây. Kết quả theo dõi đƣờng kính tán trong vụ Đông Xuân cho thấy chúng dao động trong khoảng 76,33- 87,27cm, ba giống GL1.1 (76,93cm), GL1.2 (76,33cm), GL1.3 (78,47cm) có đƣờng kính tƣơng đƣơng nhau và nhỏ hơn rõ rệt so với giống đối chứng (85,93cm) ở mức tin cậy 95%, hai giống GL1.4 (83,87cm) và GL1.5 (87,27cm) có đƣờng kính tƣơng đƣơng nhau và tƣơng đƣơng đối chứng (85,93cm). Vụ Xuân Hè, hai giống GL1.4 (75,67cm) và GL1.5 (85,87cm) có đƣờng kính tƣơng đƣơng giống đối chứng Demon (83,07cm) ở mức tin cậy 95%, các giống khác đề có đƣờng kính tán nhỏ hơn giống đối chứng.

Theo dõi đƣờng kính tán cây cuối cùng và chiều cao cây cuối cùng là chỉ tiêu cơ bản phản ánh đặc điểm sinh thái cây và khả năng sinh trƣởng của giống ở điều kiện trồng trọt cụ thể. Ngoài ra còn xác định đƣợc mật độ trồng hợp lý cho các giống. Từ kết quả theo dõi hai chỉ tiêu này có thể thấy các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giống GL1.1, GL1.2, GL1.3 có bộ khung tán vừa phải cân đối giữa chiều cao và đƣờng kính tán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Một số đặc điểm về hình thái thực vật học của các giống ớt cay thí nghiệm tại thành phố Lạng Sơn

Giống Thân Hoa Màu sắc hạt Cấu trúc bụi cây Màu sắc lóng đốt Dạng Màu sắc lá Màu sắc Kiểu dính hoa GL1.1 TG XT LM XĐ Trắng Xuôi Vàng GL1.2 TG XT LM XĐ Trắng Ngang Vàng GL1.3 TG XT LM XĐ Trắng Ngang Vàng GL1.4 TG XT LM XĐ Trắng Đứng Vàng GL1.5 TG XT LM XĐ Trắng Đứng Vàng Demon(đ/c) TG XT LM XĐ Trắng Đứng Vàng

Ghi chú: TG = trung gian; XT = xanh tía; LM = lƣỡi mác, XĐ= xanh đậm Về cấu trúc bụi cây thể hiện mức độ phân cành của các giống. Ớt có đặc điểm là ra hoa tại các vị trí phân cành do đó giống phân cành càng nhiều thì ra hoa cành nhiều, Tuy nhiên, phân cành có khả năng ảnh hƣởng đến khả năng quang hợp. Qua theo dõi cấu trúc bụi cây của các giống tham gia thí nghiệm và đối chiếu với mẫu hình vẽ cấu trúc bụi cây cho thấy chúng đều có cấu trúc dạng trung gian.

Về đặc điểm lá, tất cả các giống đều có cấu trúc lá lƣỡi mác và có màu xanh tía. Về kiểu đính hoa: giống GL1.1 có kiểu đính hoa xuôi; giống GL1.4, GL 15 và Demon có kiểu đính hoa ngƣợc, các giống còn lại có kiểu đính hoa ngang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)