Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 67 - 73)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất là kết quả tổng hợp cuối cùng của nhiều yếu tố trong suốt quá trình sinh trƣởng phát triển của cây trồng nhƣ: đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật... Để có năng suất cao, giống cần phải có các yếu tố tạo thành năng suất tốt nhƣ: tỷ lệ đậu quả, số quả trên cây, khối lƣợng quả trung bình...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Yếu tố cấu thành năng suất quan trọng đầu tiên quyết định năng suất cũng nhƣ đánh giá khả năng thích ứng của giống với điều kiện sinh thái là tỷ lệ đậu quả.

Tƣơng tự nhƣ cây cà chua, cây ớt là cây có khả năng ra hoa nhiều nhƣng tỷ lệ đậu quả thấp. Số hoa, số quả trên cây đƣợc quyết định bởi đặc tính di truyền cũng nhƣ chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh nhƣ: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dƣỡng và sâu bệnh hại... Để đánh giá tỷ lệ đậu quả của các giống tham gia thí nghiệm, chúng tôi tiến hành xác định số hoa nở và số quả đƣợc hình thành trong 3 tuần tính từ khi hoa nở rộ. Những quả đƣợc hình thành trong đợt hoa đầu sẽ cho thu hái tập trung.

Kết quả theo dõi khả năng đậu quả của các dòng, giống ớt cay trong hai vụ nhƣ sau:

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ớt thí nghiệm vụ Đông Xuân (2013 - 2014) và Xuân Hè 2014 tại Lạng Sơn

Công thức

Vụ Đông Xuân Vụ Xuân Hè Số hoa/cây Số quả/cây Tỷ lệ đậu quả (%) Số hoa/cây Số quả/cây Tỷ lệ đậu quả (%) GL1.1 170,93 43,27 25,35 183,53 53,40 29,07 GL1.2 268,60 74,20 27,74 280,53 86,60 30,85 GL1.3 286,20 92,80 32,48 295,80 100,87 34,13 GL1.4 296,60 74,33 25,09 295,80 88,27 29,83 GL1.5 253,00 76,67 30,40 272,60 86,80 31,87 Demon(đ/c) 306,67 87,47 28,56 307,20 99,13 32,24 LSD 0.05 19,23 9,27 5,16 24,68 9,77 2,03 CV (%) 4,1 7,0 10,3 5,1 6,4 3,6

Kết quả theo dõi cho thấy số hoa trên cây của các giống tƣơng đối nhiều từ 170,93-306,67 hoa/cây vụ Đông xuân và 183,53-307,20 hoa/cây vụ Xuân Hè. Trong đó giống GL1.1 có số hoa thấp nhất (170,93 hoa/cây vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đông Xuân và 183,53 hoa/cây vụ Xuân Hè), thấp hơn nhiều so với giống GL1.5 (253 hoa/cây vụ Đông Xuân và 272,60 hoa/cây vụ Xuân Hè) là giống thấp thứ hai. Giống đối chứng Demon (306,67 hoa/cây vụ Đông Xuân và 307,20 hoa/cây vụ Xuân Hè) có số hoa lớn nhất nhƣng chỉ tƣơng đƣơng với giống GL1.4 (296,6 hoa/cây vụ Đông Xuân và 295,80 hoa/cây vụ Xuân Hè) trong cả hai vụ và tƣơng đƣơng giống GL1.3 trong vụ Xuân Hè (295,80 hoa/cây) ở mức tin cậy 95%. Còn lại các giống khác đều thấp hơn so với giống đối chứng Demon.

Tỷ lệ đậu quả của các giống ở cả hai vụ tƣơng đối thấp. Vụ Đông Xuân từ 25,35-32,48%, trong vụ này thời điểm hoa nở rộ rơi vào đầu tháng 1/2014 là khoảng thời gian nhiệt độ thấp, rét đậm nhiệt độ trung bình ngày dao động từ 10-130C gây ảnh hƣởng lớn tới quá trình thụ phấn, thụ tinh, tạo quả của các giống. Vụ Xuân hè tỷ lệ đậu quả của các giống ớt cao hơn so với vụ Đông Xuân dao động trong khoảng 29,07-34,13%, trong vụ này nhiệt độ rơi vào khoảng 25-280C là khoảng thời tiết mát mẻ tƣơng đối thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh, Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao, lƣợng mƣa không lớn nhƣng mƣa kéo dài dẫn tới ảnh hƣởng không nhỏ tới sức sống của hạt phấn, ảnh hƣởng tới tỷ lệ đậu quả của các giống.

Xét về tỷ lệ đậu quả của từng giống ở các thời vụ khác nhau nhận thấy: Vụ Đông Xuân giống GL1.3 có tỷ lệ đậu quả cao nhất là 32,48%, lần lƣợt và tƣơng đƣơng ở mức ý nghĩa 95% là các giống GL1.5 (30,40%), giống đối chứng Demon (28,56%) và giống GL1.2 (27,74%). Giống GL1.4 có tỷ lệ đậu quả thấp nhất là 25,09%; thấp hơn rõ rệt so với hai giống GL1.3 và GL1.5, Tuy nhiên, sự khác biệt với giống đối chứng là không có ý nghĩa. Các giống còn lại là GL1.1(25,35%), GL1.2(27,74%) có tỷ lệ đậu quả tƣơng đƣơng giống GL1.5 và giống đối chứng, thấp hơn giống GL1.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vụ Xuân Hè, Giống GL1.3 (34,13%) là giống có tỷ lệ đậu quả cao nhất cao hơn các giống còn lại ở mức tin cậy 95% và tƣơng đƣơng giống đối chứng. Tiếp sau là hai giống GL1.2 (30,85%) và GL1.5 (31,87%), hai giống này nhỏ hơn giống GL1.3 nhƣng tƣơng đƣơng giống đối chứng. Nhỏ nhất là hai giống GL1.1 (29,07%) và GL1.4 (29,83%).

Số quả trên cây là kết quả của khả năng đậu quả, nó có tính quyết định và tƣơng quan chặt tới năng suất của một số giống. Tuy nhiên, số quả trên cây phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Có thể thấy, Ở Vụ Xuân Hè số quả/cây cao hơn so với vụ Đông Xuân khá nhiều do có tỷ lệ thụ phấn cao hơn, Tuy nhiên, số quả đƣợc tạo thành do quá trình thụ phấn và số quả thực thu sẽ có sự sai khác do quá trình phát triển những quả này còn chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố ngoại cảnh nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, sâu bệnh hại…

Giống GL1.1 là giống quả to, do vậy có số quả nhỏ (43,27 quả/cây vụ Đông Xuân và 53,40 quả/cây vụ Xuân Hè). Các giống còn lại giao động từ 74,20-92,80 quả/cây trong vụ Đông xuân và 86,60-100,87 quả/cây trong vụ Xuân Hè. Trong đó giống GL1.3 (92,80 quả/cây vụ Đông Xuân và 100,87 quả/cây vụ Xuân Hè) là giống có số quả tƣơng đƣơng với giống đối chứng Demon (87,47 quả/cây vụ Đông Xuân và 99,13 quả/cây vụ Xuân Hè) ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số quả/cây tƣơng đƣơng nhau và ít hơn giống đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.9. Năng suất của các giống ớt thí nghiệm vụ Đông Xuân (2013 - 2014) và Xuân Hè 2014 tại Lạng Sơn

Công thức Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Khối lượng quả (g) NSCT (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Khối lượng quả (g) NSCT (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) GL1.1 8,64 617,40 21,60 16,96 8,81 733,87 25,70 20,72 GL1.2 4,52 596,20 20,9 14,21 4,00 614,53 21,50 16,07 GL1.3 4,44 676,60 23,6 16,87 4,49 705,27 24,70 18,51 GL1.4 2,173 316,70 10,96 9,571 2,41 352,67 12,30 11,71 GL1.5 3,76 506,60 17,5 11,400 3,43 351,53 12,30 11,21 Demon (đ/c) 3,8 585,80 20,5 15,64 3,67 665,87 23,30 19,85 LSD 0.05 0,37 93,57 0,59 86,34 CV (%) 4,6 9,6 7,4 8,5

Khối lƣợng trung bình quả:

Trong vụ Đông Xuân, khối lƣơng quả của giống Demon là 3,8g tƣơng đƣơng với giống GL1.5 (3,76g). Giống GL1.1(8,64) là giống có khối lƣợng quả lớn nhất do đây là giống ớt chỉ địa có quả to. Giống GL1.4 (2,173g) là giống có khối lƣợng quả thấp nhất và thấp hơn giống Demon, giống GL1.2 và GL1.3 có khối lƣợng quả tƣơng đƣơng nhau và cao hơn giống đối chứng. Những giống có khối lƣợng quả cao hơn trong vụ Đông Xuân cũng có khối lƣợng quả cao hơn trong vụ Xuân Hè.

Năng suất cá thể

Đƣợc tạo thành từ hai yếu tố là số quả/ cây và khối lƣợng trung bình quả. Năng suất cá thể của các giống có sự dao động lớn từ 316,70- 676,60g/cây trong vụ Đông Xuân và 351,53-733,87g/cây trong vụ Xuân Hè. Nhìn chung, năng suất trung bình cá thể của các giống tham gia thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong vụ Xuân Hè cao hơn so với vụ Đông Xuân do điều kiện thời tiết trong vụ đông Xuân Hè thuận lợi hơn trong Đông Xuân.

Vụ Đông xuân, giống GL1.3 là giống có năng suất cá thể cao nhất 676,60g/cây, Tuy nhiên, năng suất cá thể của giống chỉ cao hơn rõ rệt so với giống GL1.4 (316,70 g/cây), GL1.5 (506,60 g/cây) và tƣơng đƣơng các giống con lại. Giống GL1.4 là giống có năng suất cá thể thấp nhất 316,70 g/cây. Các giống GL1.1, GL1.2, GL1.5 có năng suất tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

Vụ Xuân Hè, giống có năng suất trung bình cá thể cao nhất là giống GL1.1 (733,87g/cây), Tuy nhiên, không rõ rệt chỉ tƣơng đƣơng với giống Demon (665,87g/cây) và giống GL1.3 (705,27g/cây). Hai giống thấp nhất là GL1.4 (352,67g/cây) và GL1.5 (351,53g/cây), hai giống này có năng suất tƣơng đƣơng nhau. Giống GL1.2 (614,53g/cây) có năng suất lƣơng đƣơng giống đối chứng Demon. Đối với giống GL1.5 năng suất cá thể giảm so với vụ Đông xuân do điều kiện thời tiết ẩm độ cao, mƣa xen kẽ nắng nóng trong thời gian giữa và cuối vụ thu hoạch gây ảnh hƣởng lớn tới khả năng ra hoa, kết quả của giống.

Năng suất lý thuyết.

Phản ánh tiềm năng cho năng suất của các giống, dựa vào năng suất lý thuyết có thể có các biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng năng suất của giống. Những giống có năng suất cá thể cao thì có tiềm năng cho năng suất cao. Qua tính toán năng suất lý thuyết của các giống cho thấy tiềm năng cho năng suất của các giống GL1.1, GL1.2, GL1.3, GL1.5 là khá lớn. Trong đó, vụ Đông Xuân Giống cho năng suất cao nhất là GL1.3 (23,60 tấn/ha), vụ Xuân Hè giống cho năng suất cao nhất là GL1.1 (25,70 tấn/ha).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, năng suất thực thu của các giống trong vụ Xuân Hè đều cao hơn so với vụ Đông Xuân, Giống GL1.1 và đối chứng Demon là hai giống có sự chênh lệch lớn về năng suất thực thu giữa hai vụ, Cụ thể giống GL1.1 vụ Xuân Hè có năng suất cao hơn 3,37tấn/ha so với vụ Đông Xuân; giống Demon vụ Xuân Hè có năng suất cao hơn 4,21tấn/ha so với vụ Đông Xuân. Riêng giống GL1.5 có năng suất trong vụ Xuân Hè tƣơng đƣơng so với vụ Đông Xuân, có thể giải thích do giống có khả năng thích ứng tốt với điều kiện thời tiết lạnh giá vào vụ đông nhƣng thích ứng chƣa tốt với điều kiện mƣa nhiều ẩm độ cao trong vụ xuân hè do vậy ảnh hƣởng đến năng suất của giống. Giống GL1.3 và GL1.4 là những giống có năng suất giữa hai vụ chênh lệch không lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)