Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 42 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá

Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển

- Thời gian từ gieo tới mọc: Theo dõi toàn bộ số hạt đem gieo thí nghiệm, ngày mọc khi có khoảng 50% số ô trên khay mọc.

- Thời gian từ mọc tới hai lá thật: Theo dõi toàn bộ số cây, ngày có 50% số cây có hai lá thật

- Thời gian từ mọc tới khi trồng: Theo dõi toàn bộ số cây, ngày đem cây ra cấy trên ruộng.

- Thời gian cây phân nhánh: Theo dõi 5 cây/lần nhắc lại/công thức, tính số ngày từ trồng đến phân nhánh trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ngày ra hoa: Theo dõi toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm, ngày có 50% số cây trên ô có hoa đầu

- Ngày thu quả đợt 1: Theo dõi toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm, ngày có 50% số cây trên ô có quả chín thƣơng phẩm có thể thu hoạch

- Ngày kết thúc thu hoạch: Theo dõi toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm, ngày thu hết quả thƣơng phẩm.

Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của cây ớt

- Chiều cao cây (cm): Theo dõi 5 cây trên mỗi ô thí nghiệm, đo từ gốc tới đỉnh ngọn của thân chính vào các giai đoạn sinh trƣởng nhất định của cây: mới trồng, phân nhánh, ra hoa, chiều cao cuối cùng.

- Số cành cấp 1: Theo dõi 5 cây trên mỗi ô thí nghiệm, đếm tất cả số cành cấp 1 trƣớc khi thu hoạch quả đợt 1.

- Chiều rộng tán (cm): Theo dõi 5 cây trên mỗi ô thí nghiệm, đo theo chiều từ tây sang đông từ mép lá ngoài cùng này tới mép lá ngoài cùng đối diện vào các giai đoạn sinh trƣởng nhất định của cây: phân nhánh, ra hoa, chiều cao cuối cùng.

- Kiểu hình sinh trƣởng (KHST): Quan sát đặc tính ra hoa và sinh trƣởng của cây; nghiên cứu vào giai đoạn ra hoa, mức độ thể hiện vô hạn: Thân chính sinh trƣởng vô hạn, mỗi đốt có 1-2 hoa, không có lóng co ngắn; Hữu hạn: Thân chính sinh trƣởng hữu hạn, xuất hiện lóng co ngắn và kết thúc bằng 1 chùm hoa.

- Đặc trƣng hình thái lá: hình dạng lá, màu sắc lá.

- Đặc trƣng hình thái hoa: màu sắc hoa, kiểu đính hoa (chỉ thiên, trung gian, chỉ địa).

- Đặc trƣng hình thái thân cây: Cấu trúc bụi cây (tán gọn, tán trung gian, tán rộng), màu sắc lóng đốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Màu quả trƣớc khi chín: Quan sát khi quả đã phát triển đầy đủ, quả đốt 2-3; màu sắc Vàng, Xanh, Tím, Trắng.

- Màu quả chín: Quan sát khi quả chín hoàn toàn, quả đốt 2 đến đốt 3; màu sắc: Vàng, Da cam, Đỏ, Nâu, Tím.

- Dạng quả theo mặt cắt dọc: Quan sát mặt cắt đi qua đỉnh và đáy quả, quả đốt 2-3, nghiên cứu vào giai đoạn quả chín.

- Chiều dài quả (cm): Chọn 5 cây ngẫu nhiên mỗi ô thí nghiệm, mỗi cây lấy 5 quả ngẫu nhiên theo đƣờng chéo mỗi cây. Đo chiều dài từ đỉnh đến phần gốc gắn với cuống quả, quả đốt 2-3. Rất ngắn <3cm, ngắn 3-5cm, trung bình 6-7cm, dài 8-12cm, rất dài >12cm. nghiên cứu vào giai đoạn quả chín.

- Đƣờng kinh quả (cm): Chọn 5 cây ngẫu nhiên mỗi ô thí nghiệm, mỗi cây lấy 5 quả ngẫu nhiên theo đƣờng chéo mỗi cây. Đo đƣờng kính mặt cắt ngang tại vị trí giá noãn, quả đốt 2-3 nghiên cứu vào giai đoạn quả chín.

Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số hoa trên cây: Tổng số lƣợng hoa nở trên cây trong 4 tuần đầu tiên kể từ khi có 50% số cây nở hoa, số hoa đã nở trƣớc đó ngắt bỏ.

- Khối lƣợng trung bình quả (g): Chọn 5 cây ngẫu nhiên mỗi ô thí nghiệm, mỗi cây lấy 5 quả ngẫu nhiên theo đƣờng chéo mỗi cây, cân khôi lƣợng từng quả và tính khối lƣợng trung bình.

- Số Lƣợng quả/cây: Tổng số quả trên cây trong 4 tuần đầu tiên khi có 50% số cây nở hoa, số quả đã đậu trƣớc đó thu hái tập trung.

- Tỷ lệ đậu quả (%):

Số lƣợng quả/cây

x 100 Số hoa trên cây

- Năng suất cá thể (NSCT): Tổng khối lƣợng quả trên cây

- Năng suất lý thuyết (NSLT): Năng suất cá thể x mật độ cây/ha.

- Năng suất thực thu (NSTT): khối lƣợng quả thu đƣợc trên một ô thí nghiệm quy ra ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ớt

- Bệnh thán thƣ Colletotrichum nigrum, Colletotrichum capsici: Mỗi ô thí nghiệm tiến hành thu hái 3 lần (lần 1 vào lần thu hoạch quả lần đầu, các lần sau cách lần trƣớc đó 15 ngày), chọn ngẫu nhiên mỗi lần 250 quả, đếm số quả có triệu chứng bệnh, tính tỷ lệ %.

Tỷ lệ bệnh (%) = Số quả bị bệnh x 100 Tổng số quả điều tra

- Bệnh mốc sƣơng Phytopthora infestans Mont (Điểm): Quan sát mức độ nhiễm bệnh trên thân lá theo tỷ lệ diện tích bị hại. Cấp bệnh nhƣ sau:

Cấp 1: Không bệnh;

Cấp 3: < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh; Cấp 5: 20-50% diện tích thân lá nhiễm bệnh; Cấp 7: >50-75% diện tích thân lá nhiễm bệnh; Cấp 9: >75-100% diện tích thân lá nhiễm bệnh.

- Bệnh héo rũ Fusarium oxysporum f. Lycopersici (%):Đếm số cây có triệu chứng bệnh trên cả ba ô thí nghiệm của mỗi công thức, tính tỷ lệ % cây bệnh.

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = Số cây bị bệnh x 100 Tổng số cây theo dõi

- Bệnh vi rút (%): Đếm số cây có triệu chứng bệnh trên cả ba ô thí nghiệm của mỗi công thức, tính tỷ lệ % cây bệnh.

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = Số cây bị bệnh x 100 Tổng số cây theo dõi

- Nhện trắng Polyphagotar-sonemus latus (Điểm): Quan sát mức độ gây hại. Cấp bệnh nhƣ sau:

Cấp 0: Không bị hại; Cấp 1: Bị hại nhẹ < 20%;

Cấp 3: Một số ít cây có lá bị hại, 20-50%;

Cấp 5: Tất cả các cây có lá bị hại, cây sinh trƣởng chậm;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cấp 9: Tất cả các cây bị chết.

Hiệu quả kinh tế của các giống

- Tổng thu:

Giá trị kinh tế = Năng suất thực thu x 10.000

x giá 1kg ớt 14

- Tổng chi: Chi cho công, giống và vật tƣ

- Hiệu quả kinh tế (lãi thuần): Tổng thu - tổng chi

Ý kiến đánh giá của ngƣời dân về các giống tham gia trong mô hình

Thông quá các chỉ tiêu về thời gian sinh trƣởng, hình thức quả… tham khảo ý kiến đánh giá nhận xét của ngƣời nông dân trực tiếp tham gia trồng về các giống tham gia thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)