Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 47 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Xã Mai Pha là một xã thuộc địa bàn thành phố Lạng Sơn, Nằm ở cửa ngõ phía nam thành phố Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 13,54 km2, thống kê của Văn phòng điều phối Chƣơng trình mục tiêu Quốc Gia xây dựng nông thôn mới Lạng Sơn năm 2012 Mai Pha có 1.620 hộ dân với 6.279 nhân khẩu. Hiện có 4.314 trong độ tuổi lao động chiếm 67,7% chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 59,4%.

Vị trí xã Mai Pha: Phía nam giáp xã Yên Trạch - huyện Cao Lộc; phía đông giáp xã Gia Cát, Tân Liên - huyện Cao Lộc; phía bắc giáp xã Hợp Thanh - huyện Cao Lộc, Phƣờng Đông Kinh, Chi Lăng - thành phố Lạng Sơn; phía tây giáp xã Quảng Lạc - thành phố Lạng Sơn.

Mai Pha có điều kiện địa lý, đất đai thuận lợi để phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Đây Là một trong 5 xã điểm của tỉnh thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2015. Năm 2011, tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt đạt 1.042,27 tấn, cơ cấu kinh tế: sản xuất lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có mức tăng trƣởng khá. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã xuống còn 48 hộ, (chiếm 2,96%). Mặc dù ở vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế thƣơng mại và dịch vụ, nhƣng hiện nay cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc với tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngành trồng trọt và chăn nuôi tại đây đều có những chuyển biến tích cực. Lao động nông nghiệp là chủ yếu thu nhập chủ yếu của ngƣời dân chủ yếu nhờ vào việc đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp. Do vậy, xã đã có những chủ trƣơng, chính sách khuyến kích chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tập trung vào trồng các loại cây rau màu ngắn ngày đáp ứng nhu câu của thị trƣờng và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)